Bàn về tinh thần pháp luật 175k
Khuyến mãi & ưu đãi
100% sách bản quyền
Đổi trả miễn phí*
Công ty phát hành | Omega Plus |
Ngày xuất bản | 03-2018 |
Kích thước | 14 x 20.5 cm |
Dịch Giả | Hoàng Thanh Đạm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 436 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
BÀN VỀ TINH THẦN PHÁP LUẬT
Tuyệt tác triết học của Montesquieu
Bàn về tinh thần pháp luật là một trong những tác phẩm vĩ đại trong lịch sử triết học chính trị và trong lịch sử luật học. Mục đích cuốn sách, như chính tác giả đã nêu, là: Trình bày những nguyên nhân quyết định nền pháp lý cho mỗi quốc gia; trình bày sự phù hợp cần thiết giữa luật lệ và chế độ cai trị của một nước; trình bày những quan hệ giữa các luật lệ với nhau. Ông đã phải mất gần 20 năm cho tác phẩm này.
Montesquieu (1689 - 1755), nhà tư tưởng chính trị, nhà triết học Khai sáng người Pháp. Ông được biết đến với các tác phẩm hướng tới tinh thần đấu tranh, xây dựng một xã hội không còn áp bức, bất công; một xã hội đem lại tự do, hòa bình cho toàn nhân loại. Tên tuổi Montesquieu đặc biệt gắn liền với Bàn về tinh thần pháp luật, một ngọn đuốc trong khoa học xã hội, một lần được thắp lên thì sẽ không bao giờ tắt.
Quyển sách Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu gồm 31 tập, được dịch giả Hoàng Thanh Đạm chọn lọc và chuyển ngữ với mong muốn mang những tri thức khai sáng từ nhà triết học chính trị có nhiều ảnh hưởng về tư tưởng đến nhiều chính thể hiện nay.
Mở đầu, tác giả phân tích luật của con người trong tương quan với luật thiên nhiên: “Mọi vật đều có luật của nó. Từ thế giới thần linh đến thế giới vật chất, từ những trí tuệ siêu việt đến cho đến loài vật và loài người đều có luật của nó… Không có quy luật thì thế giới không tồn tại… Trước khi con người hình thành xã hội thì đã có những quan hệ về sự công bằng tất yếu rồi”. Trong đó “luật tự nhiên đầu tiên của con người là hòa bình”, thứ hai là quy luật “tự nuôi sống”, thứ ba là “lời cầu khẩn tự nhiên mà nam nữ mong muốn bên nhau”, thứ tư là “mong muốn sống thành xã hội”.
Tiếp đến, tác giả phân tích về ba phương thức cai trị khác nhau: dân chủ, quân chủ và chuyên chế. Không chỉ dừng lại với những khái niệm, tác giả còn phân tích các nguyên tắc, luật liên quan, luật giáo dục và những sự sa đọa tương ứng với từng chính thể.
Ông còn đi sâu vào phân tích hàng loạt vấn đề quan trọng như an ninh, phòng thủ, xây dựng quân đội; thuế, thu nhập quốc gia và thu nhập nhân dân; dân số, hôn nhân, gia đình, thừa kế; quan hệ của pháp luật với điều kiện địa lý, khí hậu, với tính cách dân tộc, với quan hệ thương mại và cuối cùng là cách soạn thảo luật.
Dù bàn về một vấn đề rất khó hiểu và phức tạp nhưng Bàn về tinh thần pháp luật không phải là một tác phẩm hàn lâm chỉ dành cho giới nghiên cứu bởi cách viết của Montesquieu đã “phổ thông hóa luật học”, với niềm tin rằng “chỉ có phương pháp thực nghiệm là phương pháp duy nhất có thể đem lại kết quả chắc chắn”, cùng phương pháp quy nạp, đi từ những sự kiện để rút ra quy luật, vừa dễ hiểu, vừa thực tế.
Bất chấp những chỉ trích, đặc biệt là những ngăn cấm của Giáo hội thời bấy giờ, Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu là một sự can đảm khi phản đối những lạm dụng, lên án mọi hình thức độc tài và đưa ra những kiến giải mới mẻ của thời đại, là nền tảng cho Cách mạng Pháp và sau này là mô hình nhà nước dân chủ Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia khác.
Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu cùng với Bàn về Khế ước xã hội của Rousseau được coi là bộ đôi tác phẩm “xây dựng lý thuyết về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền, dẫn tới cuộc Đại cách mạng Pháp 1789”. Những giá trị kinh điển của hai tác phẩm cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được coi như những “tinh hoa tư tưởng của nhân loại”.
Đánh giá của độc giả

Bàn về tinh thần pháp luật 175k
Sản phẩm đã xem