Bộ sách: Sự Suy Tàn và Sụp Đổ của Đế Chế La Mã
Khuyến mãi & ưu đãi
100% sách bản quyền
Đổi trả miễn phí*
Công ty phát hành | Omega Plus |
Tác giả | Edward Gibbon |
Độ dày | 1.752 trang tổng (Quyển I-II: 712 trang; Quyển III-IV: 480 trang; Quyển V-VI: 560 trang) |
Khổ sách | 19x26,5 cm |
Phiên bản | Bìa cứng giả da nghệ thuật, áo ôm, kèm boxset |
SỰ SUY TÀN VÀ SỤP ĐỔ CỦA ĐẾ CHẾ LA MÃ
“Nhìn lại về quá khứ, soi vào các đế chế trỗi dậy rồi suy tàn theo dòng chảy lịch sử, và ta có thể thấy trước được tương lai.”
– Marcus Aurelius, Hoàng đế La Mã
NỘI DUNG TÁC PHẨM
Sự Suy Tàn và Sụp Đổ của Đế chế La Mã (tên tiếng anh là The decline and fall of the Roman Empire) của Edward Gibbon là một trong những bộ sách tham vọng, đồ sộ và kinh điển nhất về lịch sử La Ma cổ đại mà bất kì ai mong muốn tìm hiểu về đề tài này không thể không đọc qua.
Tác phẩm này được coi là thành tựu của thời đại (thế kỷ 18) và được nhiều người coi là tác phẩm vĩ đại nhất của lịch sử từng được viết ra. Nó gây tác động lớn tới các nhà văn, sử gia lẫn chính trị gia cùng thời. Những nhân vật lớn như Isaac Asimov, Winston Churchill hay Virginia Woolf đều thừa nhận rằng mình chịu ảnh hưởng lớn từ tác phẩm lẫn lối viết châm biếm đặc trưng của ông.
Edward Gibbon cũng xuất bản những tác phẩm khác nhưng đây là bộ sách gần như trở thành cả cuộc đời ông và đưa tên tuổi Gibbon trở thành một trong những sử gia quan trọng nhất trong thời kỳ Khai minh tại Anh.
Với dung lượng đồ sộ hơn 1500 trang, Sụ Suy Tàn và Sụp Đổ của Đế chế La Mã cũng không chỉ nói về nguyên nhân suy tàn và sụp đổ của La Mã, mà khung cảnh của Gibbon trong tác phẩm này là tái hiện không khí của cả một thời đại. Cuốn sách kể câu chuyện về số phận nền văn minh La Mã cổ đại, về nền cộng hòa La Mã, những thành tựu triết học, văn chương, tôn giáo, ngôn ngữ cho đến pháp luật, và dân tộc chí, về những hoàng đế La Mã, về chiến tranh và xã hội, và những sự kiện dẫn đến sự suy tàn và sụp đổ thảm khốc của La Mã bất chấp mọi thành tựu quân sự và văn minh mà đế chế này từng kế thừa và đạt được.
VỀ PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
"Sự Suy Tàn và Sụp Đổ của Đế chế La Mã" là bản dịch Tiếng Việt đầu tiên của tác phẩm được xuất bản, do dịch giả Thanh Khê thực hiện trong thời gian rất dài, từ năm 2014.
Phiên bản sử dụng là phiên bản rút gọn của NXB Random House in năm 2009, được tin tưởng giao cho Hans-Friedrich Mueller (hiện là Giáo sư Văn học Cổ & Hiện đại tại Đại học Union, New York) biên tập, dựa trên việc rút kinh nghiệm từ những bản rút gọn trước đó, đặc biệt là phần tôn giáo, phần nổi bật và đặc sắc nhất trong tác phẩm của Gibbon; giúp cho tác phẩm đã ra đời cách đây gần 250 năm được cô đọng, dễ đọc và tiện dụng hơn với độc giả thời nay; nhưng vẫn đảm bảo không làm mất đi những nội dung chính và tinh thần của tác giả và tác phẩm.
Tổng số tập sách: Được chia thành 3 tập: Tập 1 bao gồm quyển I-II (712 trang); tập 2 bao gồm quyển III-IV (480 trang); tập 3 bao gồm quyển V-VI (560 trang).
Kích thước khổ sách 19 x 27 cm (to hơn các kích thước sách phổ thông) và tỉ lệ dàn trang được thiết kế dựa trên tỉ lệ vàng trong việc thiết kế sách tiêu chuẩn.
Gia công in ấn: Sử dụng giấy ruột Bb70/76; bìa cứng ép nhũ trên giấy giả da bồi carton; áo bìa ôm in 4 màu giấy Couche, ép nhũ; có boxset.
TRÍCH ĐOẠN HAY
“Sự sa sút của La Mã đã thường bị quy cho việc chuyển dịch nơi đóng định đế chế; nhưng lịch sử này vốn đã cho thấy rằng những quyền lực của chính quyền bị phân chia, chứ không phải bị chuyển dời. Ngai vàng của Constantinople được dựng lên ở phương Đông; trong khi phương Tây vẫn còn nằm trong tay cả một loạt các vị hoàng đế hãy còn lưu lại ở Ý và đòi hỏi phải được thừa hưởng số lượng các quân đoàn và các tỉnh bang ở mức ngang bằng. Sự đổi mới mang mầm họa ấy làm suy yếu sức mạnh và kích động những tệ nạn của một triều đại kép: những công cụ của một chế độ áp bức và độc đoán tăng lên bội phần; và một cuộc tranh đua phù phiếm những thói xa hoa chứ không phải là về chân giá trị, được du nhập”
– Trích Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã, Quyển III
“Câu chuyện về sự sụp đổ của nó thật đơn giản và rõ ràng; và thay vì tra vấn xem tại sao đế chế La Mã bị phá hủy, chúng ta đúng ra phải lấy làm ngạc nhiên rằng làm sao nó tồn tại được lâu đến thế. Các quân đoàn chiến thắng đi chinh chiến ở những nơi xa xôi đã đua đòi theo những thói tật của kẻ xa lạ, còn đám lính đánh thuê ban đầu là áp bức quyền tự do của nền cộng hòa, rồi sau đó xâm phạm tới sự uy nghiêm của tấm hồng bào. Các vị hoàng đế, khi sốt sắng cho sự an toàn cá nhân và hòa bình công cộng, chỉ còn biết dùng hạ sách là phá hỏng đi thứ kỷ luật đã khiến cho quân lính trở nên đáng sợ như nhau đối với cả vị nguyên thủ của họ lẫn với kẻ thù; nhuệ khí của chính thể quân đội bị nới lỏng và cuối cùng tiêu tan do những thiết chế cục bộ của Constantine; và thế giới La Mã bị chôn vùi bởi một trận đại hồng thủy của quân rợ.”
– Trích Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã, Quyển III
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA
“Gibbon là một trong số ít các tác giả giữ vị thế cao trong lịch sử văn chương cũng như trong danh sách các sử giả vĩ đại.”
– Nhà sử học J. B. Bury
“Gibbon là một học giả giữ tinh thần chính xác và tỉ mỉ, những phát biểu của ông luôn được căn cứ trên chứng cứ văn bản hoàn bị.”
– Biên tập viên Hans-Friedrich Mueller
“Cuốn sách Sự Suy Tàn và Sụp Đổ của Đế chế La Mã đã ngay lập tức khuất phục tôi bởi nội dung và lối viết của mình … Tôi đọc ngấu nghiến tác phẩm của Gibbon. Tôi đọc cuốn sách một cách hào hứng từ đầu đến cuối và yêu thích nó”
– Nguyên thủ tướng Anh Winston Churchill
TÁC GIẢ LÀ AI:
Edward Gibbon là sử gia nổi tiếng của Anh vào thế kỷ 18, đồng thời là thành viên của Nghị viện Anh quốc. Trong thời gian ở Rome năm 1764, ông đã “thai nghén” ý tưởng về bộ sử đồ sộ mà sau này trở thành The Decline and Fall of the Roman Empire (Sự Suy tàn và Sụp Đổ của Đế chế La Mã; gồm sáu quyển, xuất bản từ năm 1776 đến năm 1788). Nhờ bộ sách đồ sộ về La Mã cổ đại này, Gibbon đã trở thành một trong những sử gia quan trọng nhất trong thời kỳ Khai minh tại Anh.
Đánh giá của độc giả