Học làm người - Thuật nói chuyện hàng ngày 89k
Khuyến mãi & ưu đãi
100% sách bản quyền
Đổi trả miễn phí*
Tên Nhà Cung Cấp | Sống |
---|---|
Tác giả | Hoàng Xuân Việt |
NXB | NXB Thanh Niên |
Năm XB | 2019 |
Trọng lượng (gr) | 220 |
Kích thước | 13 x 20.5 |
Số trang | 208 |
Hình thức | Bìa Mềm |
Tủ Sách Học Làm Người – Thuật Nói Chuyện Hằng Ngày
Cuốn sách giúp người đọc hiểu rộng hơn về nghệ thuật nói chuyện, đặc biệt là những đức tính cần có, cần được rèn luyện để thành người có nhân cách, có sức thuyết phục trong việc nói chuyện, giao tiếp hằng ngày. Khi giao tiếp đừng có giọng “thầy đời”, đừng kiểu cách, đừng nhạo báng, đừng nói nghịch, đừng hấp tấp, đừng ham cãi lộn… mà phải nói ít, biết nghe, biết khen, biết hòa hoãn, luôn thành thực…
Cuốn sách nằm trong Tủ sách Học làm người của học giả Hoàng Xuân Việt. Ông từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm người (1966-1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993-2001), và là tác giả của hơn 300 đầu sách trong nhiều lĩnh vực, nổi bật là sách học làm người.
Trích dẫn:
- Trong xã hội, thứ người hay nói về hạnh phúc của mình trước mặt kẻ khốn khổ quả nhiều như lá rừng. Rất có thể, họ là những bậc “thánh sống”, những vị lão thành, những biển kiến thức, nhưng họ phải cái tật là không biết dùng lương tri của mình trong câu chuyện. Họ hay buột miệng buông nhiều tiếng không hợp với người nghe, khiến kẻ khác phải ngượng nghịu, mắc cỡ, khổ tâm. Người chạm tự ái kẻ khác, không những bằng lời nói của mình, mà còn bằng những nét cười, những điệu bộ đi theo lời nói đó.
- Muốn được nhiều bạn, muốn trở thành người nói chuyện gương mẫu, xin bạn nhớ kỹ tâm lý này. Là phần đông con người thích nói chuyện để giải trí. Người ta muốn câu chuyện được thay đổi, để có nhiều thú vị như con chim nhảy nhót trên cành có bông trái. Người làm “sư”, lo “dạy” kẻ khác về một vấn đề, thì có khác gì nhốt người ta vào tù. Vẫn hiểu, khi trò chuyện, người ta cũng hay bàn những vấn đề chuyên môn, nhưng chỉ bàn qua rồi thôi. Giá phải bàn luận chu đáo, thì vào trường học hay những học hội, chớ không phải lúc đàm thoại giải trí mà cứ nhai mãi những vấn đề như búa bổ. Hơn nữa, người hay làm sư cũng không có lý để “dạy” thiên hạ, khi mà phần nhiều người nghe, không được chuẩn bị đủ để hiểu những vấn đề chuyên môn. Dù họ có nói khéo đến đâu, kẻ nghe, phần đông nếu không như vịt nghe sấm, thì cũng bụm miệng ngá Một tâm lý nữa của người nói chuyện là muốn kẻ khác nghe mình. Người làm sư dốt về tâm lý này. Họ cướp lời kẻ khác, không cho ai trình bày ý kiến, thổ lộ tâm tình, tức nhiên họ bị người ta đối xử một cách lãnh đạm.
Đánh giá của độc giả