Hồi Ký Tù Binh Thương Trường - Thăng trầm hành trình ngành cá tra, cá basa Việt Nam vươn ra biển lớn
Khuyến mãi & ưu đãi
- Hồi ký kể lại câu chuyện ly kỳ đến khó tin khi Việt Nam hội nhập và những doanh nhân có lúc phải đi qua cay đắng bởi cuộc chiến thương mại "cá lớn nuốt cá bé".
- Cuốn sách kể về sự kiện doanh nhân Nguyễn Phước Bửu Huy (tên thường gọi: Bửu Huy) đã bị Interpol Bỉ bắt khi tham dự Hội chợ Thủy sản châu Âu tại Brussels, Vương quốc Bỉ.
100% sách bản quyền
Đổi trả miễn phí*
Mã hàng | 8935251420722 |
Tên Nhà Cung Cấp | Alpha Books |
Tác giả | Nguyễn Phước Bửu Huy |
NXB | Hội Nhà Văn |
Năm XB | 2023 |
Trọng lượng (gr) | 270 |
Kích Thước Bao Bì | 20.5 x 14 x 1.2 cm |
Số trang | 250 |
Hình thức | Bìa Mềm |
- Nguyễn Phước Bửu Huy, còn gọi là Bửu Huy. Sinh ngày 13/1/1957 tại Thành phố Huế. Từ nhỏ học tiểu học tại Trường Providence (Thiêu Hựu) - Huế.
- Năm 1968, theo gia đình vào Đà Nẵng. Học Trường Trung học Phan Thanh Giản, rồi Trung học Phan Châu Trinh.
- Năm 1975, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 4 (nay là Trường Đại học Nông Lâm TP HCM), khoa Thủy sản, là khóa đầu tiên sau 1975 (TSKI - 75).
- Năm 1981, ra trường với bằng cấp Kỹ sư Thủy sản. Về làm việc tại Công ty Thủy sản An Giang. Phó Đội trưởng Đội Nuôi cá bè tại Châu Đốc.
- Năm 1983, chuyển về Sở Thủy sản An Giang. Chức vụ: Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Xây dựng cơ bản. Phụ trách công tác xây dựng cơ bản. Tham gia nhiều công trình xây dựng cơ sở sản xuất, khai thác, phát triển ngành thủy sản địa phương, xây dựng nhà máy đông lạnh đầu tiên của tỉnh An Giang (1985 - 1986).
- Năm 1986, làm Phó Giám đốc Xí nghiệp Đông lạnh, thuộc Công ty Thủy sản An Giang. Tiếp cận kỹ thuật fillet từ chuyên gia Australia.
- Năm 1991, làm trợ lý Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Nông Thủy sản An Giang (AFIEX). Tham gia khai mở thị trường sản phẩm fillet cá Basa, cá Tra.
- Năm 1995, làm Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (AFX). Tham gia Hội đồng quản trị và điều hành một số liên doanh nước ngoài (IFC - Philippines; Silver Wing - Australia; Golden Resource - Viet Nguyên - Hong Kong).
- Năm 2000, tham gia xây dựng và làm Giám đốc Xí nghiệp Đông lạnh Afiex Seafood của AFX. Đóng góp vào công cuộc mở rộng, phát triển thị trường cá Basa, cá Tra.
- Tháng 5/2006, bị bắt tại Brussels, Vương quốc Bỉ trong khi tham dự hội chợ Thủy sản châu Âu (ESE).
- Năm 2008, chính thức rời AFX. Tham gia xây dựng nhà máy đông lạnh của Công ty Cổ phần Chế biến & Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex II, tại tỉnh Đồng Tháp. Sau khi công trình hoàn thành, đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc công ty này cho đến lúc nghỉ hưu năm 2016.
Sáng sớm ngày 21/9/2006, Hùng được trả tự do.“Ra tù lần này cháu cố gắng làm lại cuộc đời, chúc cháu may mắn” - tôi dặn dò nó lúc chia tay.“Cảm ơn chú, hôm nay chắc chú cũng được thả ra. Cháu chào chú, cháu đi trước nhé” - nó nhìn tôi lần cuối nói.Hùng ra đi, căn xà lim trở nên trống vắng, xếp mấy đồ dùng cần thiết vào bốn cái túi xốp, một mình tôi nằm buồn thiu nghĩ ngợi. Đến trưa, họ phát phần ăn, mấy củ khoai tây luộc, miếng cà chua độn thịt bằm. Tôi cố gắng ăn lấy sức, thầm nghĩ: “Đây là bữa ăn cuối cùng của mình trong tù”. Ăn xong nằm xem TV, rồi thiu thiu ngủ.Khi mở mắt thức dậy, nhìn đồng hồ đã gần xế chiều, tôi lo lắng: “Sao đến giờ này mà không nghe động tĩnh gì? Liệu có chuyện gì trục trặc giờ phút chót hay không?”. Vừa lúc đó, tiếng tiếng khóa lách cách mở của, tôi thầm mừng đón tin vui. Nhưng không, họ dẫn vào một gã tù mới, hắn tên Haji. Tôi chỉ chỗ nằm của thằng Hùng, cho hắn mấy gói thức ăn còn thừa. Lòng buồn thất vọng suy nghĩ: Đã hơn 5 giờ chiều rồi mà sao vẫn chưa thấy tin gì?Thình lình, lại có tiếng khóa mở cửa, gã quản giáo ốm, đeo kính trắng xuất hiện, cầm trên tay bộ quần áo vest đen của tôi, gã nói ngắn gọn: “Monsieur Buu, libéré!” (Ông Bửu, được tự do!”).Chỉ kịp nghe như vậy, tôi mừng quá reo lên: “Libéré! Libéré!”. Tôi nhảy vào ôm luôn gã. Tôi nhận lại bộ áo vest đen trên tay gã. Thằng Haji đang lui cui sắp xếp đồ đạc, cũng buột miệng la lên:“C’est bien, tu as libéré” (Tốt lắm, mày được trả tự do rồi).“Moi libéré! Oh, je t’aim, liberation!” (Tao được tự do! Ôi tự do, tao yêu mày!) - dù chỉ mới quen được ít phút, tôi ôm luôn hắn la to.Hai tiếng “Tự do” vừa xúc động, vừa thiêng liêng
Năm 2022, khi có dịp về thành phố Châu Đốc, tôi vui mừng nhìn thấy một tượng đài cá Tra, cá Basa bằng kim loại, cao 14m, đã được dựng bên ngã ba sông nhìn ra dòng Hậu Giang. Biểu tượng cho sự nỗ lực cống hiến biết bao công sức, mồ hôi, nước mắt của người dân nơi đây để có được thành quả như ngày hôm nay.Hình dáng tượng đài thể hiện một con cá Basa (chị) to đang phóng mình lên bầu trời cao, con cá Tra (em) lượn quanh bên dưới, cùng chín con cá Tra (con) tượng trưng cho chín nhánh của dòng sông Cửu Long. Có lẽ, đây là tượng đài vật thể cá độc đáo tại Việt Nam để tôn vinh hai loài cá này.Nhìn lại chặng đường gian nan của cá Tra, cá Basa vươn ra thế giới trong suốt hai thập niên qua, đó là một quá trình kiên nhẫn bền bỉ của các doanh nghiệp, người nông dân, các nhà khoa học, các cấp chính quyền và cuối cùng là khách hàng trên thế giới, đã khẳng định giá trị tồn tại của sản phẩm này.Với tôi, trải qua mấy chục năm tung hoành khắp miền Tây sông nước và đi nhiều nơi trên thế giới; góp công sức nhỏ bé của mình giải quyết các vấn đề con giống, kỹ thuật nuôi, chế biến, tham gia khai mở thị trường, đưa con cá Basa, cá Tra, từ “vô danh tiểu tốt” trở thành sản phẩm được ưa chuộng trên thế giới, đó là một niềm tự hào lớn.Hai con cá này đã theo tôi suốt chặng đường tạo dựng sự nghiệp. Nó đã đem lại cho tôi nhiều nụ cười, nhưng cũng không ít đắng cay và nước mắt. Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên hai con cá “quái quỷ” này cho đến hết cuộc đời.
Đánh giá của độc giả