Banner header
Gọi ngay Mua ngay Tư vấn

Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21

Giá bán: 260.000đ 325.000đ Tiết kiệm: 65.000đ -20%

Khuyến mãi & ưu đãi

  • Top sách tài chính bán chạy nhất
  • Được viết bởi Cựu Chủ Tịch Fed
  • Đồng chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2022

100% sách bản quyền

Đổi trả miễn phí*

Tác giảBen S. Bernanke
Người DịchVũ Hoàng Linh, Sơn Phạm
NXBThế Giới
Kích Thước24 x 16 x 2.6 cm
Số trang536
Hình thứcBìa Mềm

THƯỜNG ĐƯỢC MUA CÙNG

Đang xem: Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21 260,000₫ Đồng Tiền Lên Ngôi: Lịch sử tài chính thế giới - Niall Ferguson 207,200₫ Trật Tự Thế Giới - Henry Kissinger 196,000₫ Dám Hành Động - Hồi ký của cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ 223,200₫

Cuốn sách đầu tiên bàn về lịch sử chống lạm phát & khủng hoảng của cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ

Được viết bởi Ben S. Bernanke - người giữ chức Chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ FED từ năm 2006 đến năm 2014, cuốn sách mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan về các chính sách của FED cùng những thách thức và thay đổi trong nền kinh tế mà họ phải đối mặt như lạm phát, rủi ro, tài chính và cách vượt qua để giữ kinh tế Mỹ giữ vững vị trí hàng đầu trên thương trường thế giới.

“Như tôi thường nhận xét khi còn lãnh đạo Fed, chính sách tiền tệ không phải là thuốc chữa bách bệnh. Nhưng tiền thì quan trọng – rất quan trọng. Như phản ứng của Fed dưới thời Powell trước đại dịch đã minh họa, chính sách tiền tệ trong thế kỷ 21 – và hoạt động ngân hàng trung ương nói chung – được định hình bởi những đổi mới và thay đổi đáng chú ý.”
Bố cục cuốn sách Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21

Cuốn sách được chia làm 4 phần, mỗi phần tương ứng với một giai đoạn trong lịch sử trong 70 năm qua, qua đó kể lại những biến động kinh tế cùng các quyết định của Fed dưới triết lý của những người từng chèo lái tổ chức này.

  1. Sự tăng giảm của lạm phát
    Bàn về các chiến lược ứng phó của Fed trước Đại Lạm Phát (thập niên 60-80 thế kỷ 20) và giai đoạn bùng nổ 1990.
  2. Khủng hoảng tài chính toàn cầu và Đại Suy thoái
    Bàn về những thách thức của thiên niên kỷ mới, trong đó có suy thoái 2001, giảm phát 2003, Khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007-2008) và Đại Suy thoái (2009).
  3. Từ nâng lãi suất đến đại dịch Covid-19
    Bàn về chiến lược của Fed từ sau thời Bernanke (2014) đến đại dịch Covid-19, gồm các chính sách nâng lãi suất, chính sách tiền tệ trung lập, nỗ lực đảm bảo tính độc lập của Fed và các biến động dưới thời Jay Powell, và những chiến lược ứng phó khủng hoảng trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
  4. Tương lai phía trước
    Đánh giá lại các công cụ mà Fed đã áp dụng, bàn về các phương án & công cụ mới để xây dựng chính sách hiệu quả, mạnh mẽ hơn, vai trò của chính sách tiền tệ trong việc duy trì ổn định tài chính, về tính độc lập và vai trò của Fed trong xã hội.

    Vai trò nổi bật của Fed trong việc ổn định nền kinh tế và hệ thống tài chính đặt ra câu hỏi liệu cơ quan này có thể hỗ trợ giải quyết những vấn đề cấp bách khác không. Ví dụ, cái giá phải trả cho môi trường, xã hội và kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra ngày càng rõ rệt.
    Cuốn sách Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21 dành cho ai
  • Bất kì độc giả phổ thông có hứng thú tìm hiểu về về kinh tế vĩ mô & chính sách tiền tệ.
  • Những sinh viên ngành kinh tế tài chính muốn tìm hiểu về chính sách kinh tế của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới.
  • Các nhà lãnh đạo, người quản lý chính sách tài chính muốn học hỏi từ một trong những ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới.

Một số trích đoạn trong quyển sách Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21

“Như tôi thường nhận xét khi còn lãnh đạo Fed, chính sách tiền tệ không phải là thuốc chữa bách bệnh. Nhưng tiền thì quan trọng – rất quan trọng. Như phản ứng của Fed dưới thời Powell trước đại dịch đã minh họa, chính sách tiền tệ trong thế kỷ 21 – và hoạt động ngân hàng trung ương nói chung – được định hình bởi những đổi mới và thay đổi đáng chú ý.”

“Hầu hết nhà kinh tế tin rằng không nên dùng chính sách tài khóa thống trị, chính sách thường liên quan đến các quốc gia bị chiến tranh, thiên tai hoặc bất ổn chính trị tàn phá. Tuy nhiên, người ủng hộ lý thuyết tiền tệ hiện đại lập luận rằng dạng chính sách tài khóa thống trị là cách hiệu quả nhất để quản lý nền kinh tế.”

“Nhiều quốc gia khác, cả thị trường mới nổi và các nền kinh tế tiên tiến, đã áp dụng chính sách an toàn vĩ mô nhắm vào tình trạng giá bất động sản và cho vay thế chấp tăng quá cao. Chẳng hạn, một số nước không chỉ đặt ra mức tối đa tỉ lệ cho vay trên giá trị hoặc tỉ lệ nợ trên thu nhập tối đa đối với bên đi vay thế chấp mà còn cho phép các hạn chế đó thay đổi tùy theo diễn biến kinh tế. Các quốc gia khác còn áp dụng quy định giới hạn tỉ lệ khoản thế chấp có mức tiền trả trước thấp hoặc tỉ lệ nợ trên thu nhập cao mà một bên cho vay có thể đưa ra, kìm hãm tốc độ tăng trưởng cho vay chung của ngân hàng hoặc cho phép cơ quan quản lý tăng yêu cầu về vốn khi lo ngại giá nhà đất hoặc tín dụng tăng nhanh chóng.”

“Fed thường được xem là cơ quan độc lập. Điều này không có nghĩa là Fed hoàn toàn tự chủ, không chịu trách nhiệm giải trình, hoặc tách biệt khỏi chính trị. Trái lại, Fed là sản phẩm của hệ thống chính trị. Quyền hạn và cấu trúc của Fed – hay chính sự tồn tại của Fed – được quy định bởi đạo luật Dự trữ Liên bang, mà Quốc hội có thể sửa đổi bất kỳ lúc nào.”

“Chính sách tiền tệ vận hành với độ trễ đáng kể và việc nới lỏng hoặc thắt chặt chính sách có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài nhiều năm. (Việc nới lỏng và đảo ngược chính sách sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài hơn một thập kỷ.) Theo đó, tính liên tục và nhất quán của chính sách đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách tiền tệ phải duy trì tầm nhìn dài hạn hơn.”

“Vai trò nổi bật của Fed trong việc ổn định nền kinh tế và hệ thống tài chính đặt ra câu hỏi liệu cơ quan này có thể hỗ trợ giải quyết những vấn đề cấp bách khác không. Ví dụ, cái giá phải trả cho môi trường, xã hội và kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra ngày càng rõ rệt. Ở lĩnh vực khác, khủng hoảng do đại dịch làm trầm trọng hơn những rạn nứt sâu sắc trong xã hội Mỹ. Trong số này, tình trạng bất bình đẳng ngày càng lớn về thu nhập và của cải, kinh tế hạn hẹp và tính cơ động xã hội, và sự chênh lệch dai dẳng trong việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cơ hội kinh tế. Người da màu, người gốc Tây Ban Nha và các nhóm thiểu số khác chịu những bất lợi lớn nhất. Fed có thể giải quyết những vấn đề này không?”

Tác giả Ben S. Bernake
Tác giả Ben S. Bernake

Là nhà kinh tế học người Mỹ, chủ tịch Fed từ năm 2006 đến năm 2014. Trước khi giữ chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, ông là giáo sư chính thức tại đại học Princeton, giữ chức Chủ nhiệm Khoa Kinh tế từ năm 1996 đến tháng 9 năm 2022. Ông là đồng chủ nhân Giải Nobel Kinh tế 2022 cùng với Douglas Diamond và Phililp H. Dybvig "cho nhiên cứu về ngân hàng và khủng hoảng tài chính". Ngoài "Chính sách tiền tệ thế kỷ 21", cuốn "The Courage to Act" của ông cũng đã được dịch sang tiếng Việt với tiêu đề "Dám Hành động".

Xem thêm Rút gọn

Đánh giá của độc giả

Hãy đánh giá Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21 để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!
0/5
(0 đánh giá)
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Gửi đánh giá của bạn

Đánh giá

Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21

Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21

Giá bán: 260.000đ 325.000đ Tiết kiệm: 65.000đ -20%

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng