Digital for Good - Để Trẻ Thành Công Trong Thời Đại Số
Khuyến mãi & ưu đãi
- Đổi trả sản phẩm trong 14 ngày
- Giao hàng toàn quốc trong từ 2-3 ngày
- Freeship đơn trên 500K
100% sách bản quyền
Đổi trả miễn phí*
Tác giả | Richard Culatta |
Dịch giả | Trịnh Thu Hằng |
Nhà xuất bản | Thế Giới |
Khổ sách | 23 * 15 cm |
Số trang | 244 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Khi nói đến việc nuôi dạy con cái trong thế giới kỹ thuật số, dường như mọi bậc cha mẹ đều cảm thấy chưa chuẩn bị kỹ lưỡng và bị choáng ngợp. Chúng ta lo lắng rằng con mình sẽ nghiện các trò chơi trực tuyến, trở thành nạn nhân của bắt nạt qua mạng hoặc lạc trong hố sâu mạng xã hội. Chúng ta cảnh báo trẻ về tất cả những điều các con không nên làm trực tuyến, nhưng chúng ta gần như chưa làm đủ để dạy các con những kỹ năng để hạnh phúc và thành công trong thế giới số.
Trong Digital for Good, chuyên gia Richard Culatta đưa ra những hướng dẫn thực tế, khuyến khích chúng ta gạt đi những lo lắng đó để học cách sử dụng công nghệ chủ động và hiệu quả, giúp phụ huynh và con trẻ khám phá con đường trở thành công dân kỹ thuật số thành công, đồng thời biến thế giới trực tuyến của chúng ta thành một nơi tốt đẹp hơn.
Nội dung sách được chia thành 04 phần chính:
- Chương 1: xác định bốn rối loạn chức năng số ảnh hưởng đến cách chúng ta hoạt động trong không gian
số (những điều đáng sợ khi nhấp chuột vào quảng cáo; nạn bóc lột và lạm dụng số; khả năng làm lệch lạc nhận thức của chúng ta về thực tế; việc khiến phép lịch sự bị xói mòn), khám phá các rủi ro của việc không giải quyết những vấn đề chính này.
- Chương 2: xem xét các vấn đề trong cách chúng
ta đang dạy cho con trẻ về các kỳ vọng trực tuyến, cả những gì chúng ta đã làm sai cho đến nay và những gì chúng ta có thể làm để khắc phục (tập trung quá mức vào những thảo luận về an toàn trực tuyến; giảng dạy về vai trò công dân số theo danh sách chỉ toàn những điều không nên làm).
- Chương 3-7: thảo luận về năm kỹ năng thực tế của công dân số mà mọi trẻ em cần học: cân bằng (tham gia vào nhiều hoạt động trực tuyến khác nhau và đưa ra quyết định sáng suốt về cách ưu tiên thời gian của họ trong không gian ảo-không gian thực), hiểu biết (biết đánh giá tính chính xác, tương quan và hợp lệ của phương tiện truyền thông số, đồng thời phát triển các kỹ năng quan trọng trong việc chọn lọc thông tin từ thế giới số), hòa nhập (sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu nhiều quan điểm cũng như tương tác qua mạng với những người khác với sự tôn trọng và đồng cảm), tương tác (sử dụng công nghệ cùng các kênh công nghệ số để giải quyết các vấn đề và đóng góp tích cực trong cộng đồng thực và cộng đồng ảo của mình), cảnh giác (nhận thức được về các hành động số của mình, đồng thời biết cách để được an toàn và tạo không gian an toàn cho những người khác trên mạng).
- Chương 8-9: gặp gỡ các thành viên khác trong nhóm cùng chung tay xây dựng thế giới số tốt đẹp, và xem xem chúng ta có thể mong đợi thế giới số sẽ như thế nào trong tương lai.
Đặc điểm, điểm đặc sắc của cuốn sách:
- Trong khi nhiều sách dường như tập trung vào việc gây sốc cho chúng ta về những mối nguy hiểm của công nghệ, hướng tiếp cận có phần cực đoan để hạn chế, trốn tránh nhất có thể việc tham gia vào thế giới số của trẻ, thì Digital for Good đưa ra các chiến lược về cách dạy con chúng ta sử dụng công nghệ để làm phong phú cuộc sống của chúng.
- Các phân tích đi kèm những ví dụ cụ thể trong chính gia đình tác giả nên nội dung truyền tải không bị sách vở, giáo điều mà dễ hiểu, gần gũi, thực tế, có thể áp dụng theo được.
- Cuối mỗi chương là phần mở rộng, gợi ý các hành động cụ thể dành cho phụ huynh cùng các câu hỏi để thảo luận cùng con cái.
Một số đánh giá:
“Những lời khuyên của tác giả rất dễ thực hiện và đầy hài hước. Kết quả là một hướng dẫn sâu sắc và đầy hy vọng dành cho các bậc cha mẹ đang lo lắng về tác động của công nghệ đối với sự phát triển của con cái họ.”
- Publishers Weekly
“Culatta đã khéo léo vạch ra con đường cho tất cả các bậc cha mẹ đang lo sợ về môi trường truyền thông xã hội ‘luôn hoạt động’, nơi mà con cái chúng ta học cách phát triển trong một xã hội ngày càng kỹ thuật số. Với tư cách là một cựu nhà hoạch định chính sách đồng thời cũng là một phụ huynh, tôi đánh giá cao những lời khuyên thực tế của Culatta.”
- Aneesh Chopra, cựu Giám đốc Công nghệ của Hoa Kỳ; Chủ tịch CareJourney
“Richard Culatta cung cấp những mẹo và lời khuyên thiết thực về cách nuôi dạy để trẻ không chỉ trở thành những công dân kỹ thuật số an toàn và tử tế mà còn trở thành những con người tốt hơn, cả trực tuyến và ngoại tuyến. Cuốn sách này là tài liệu cần thiết cho bất kỳ ai đầu tư vào tương lai.”
- Esther Wojcicki, tác giả cuốn “How to Raise Successful People”
“Thông qua công nghệ, thanh thiếu niên có thể giúp thế giới trở nên mạnh mẽ và công bằng hơn. Đây là cuốn sách cần thiết dành cho các bậc cha mẹ, nhà giáo dục cùng tất cả những ai đang muốn giúp trẻ phát triển các kỹ năng và thái độ cần thiết để trở thành những nhà lãnh đạo có hiểu biết, tận tâm, có thể kết nối cộng đồng thực với thế giới số của các em.”
- John B. King Jr., cựu Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ; Chủ tịch và Giám đốc điều hành, The Education Trust
“Một cuốn sách cực kỳ hợp thời khi nhiều người trong chúng ta đang nỗ lực dẫn dắt con cái mình vượt qua bãi mìn kỹ thuật số của cuộc sống hiện đại. Richard Culatta tránh những cạm bẫy khi rao giảng về những mặt xấu của công nghệ, thay vào đó hướng dẫn chúng ta đến con đường an toàn với những hành vi tốt, cân bằng, tốt đẹp, có thể áp dụng ở mọi gia đình và trường học.”
- Lord Jim Knight, Chủ tịch Trung tâm Tăng tốc Công nghệ Xã hội; Cựu Bộ trưởng Bộ Trường học (Anh)
“Với tư cách là một nhà báo và một bậc cha mẹ, tôi đánh giá cao những bước cụ thể, tích cực và khả thi mà Culatta đưa ra để dạy con cái chúng ta và chính chúng ta cách trở thành những công dân kỹ thuật số tốt hơn.”
- Manoush Zomorodi, người dẫn chương trình TED Radio Hour; tác giả cuốn “Bored and Brilliant”
Một số đoạn trích hay trong sách:
Cuốn sách này dành cho các bậc cha mẹ, các nhà lãnh đạo cộng đồng và các nhà giáo dục, những người có thể áp dụng một số nhìn nhận sâu sắc về cách nuôi dạy những đứa trẻ tuyệt vời trong thế giới số đang liên tục phát triển. Trong quá trình đọc, có thể có những khoảnh khắc trong đầu bạn nảy ra suy nghĩ rằng: “Ước gì mình biết những ý tưởng này sớm hơn. Giờ các con đã lớn thì liệu có quá muộn để bắt đầu không?” Xin hãy cho tôi khẳng định rằng
không bao giờ là quá muộn để thay đổi văn hóa số của một gia đình. Cho dù bạn là cha mẹ hay giáo viên, cho dù trẻ mới biết đi, đang ở độ tuổi thiếu niên, đã vị thành niên hay ở lứa tuổi nào khác, bạn đều có thể áp dụng các công cụ trong cuốn sách này để định hướng trẻ thành những công dân số lành mạnh – và thậm chí học cách áp dụng chúng để cải thiện thói quen số của chính bạn.
Đánh giá của độc giả