Góc Nhìn Sử Việt: Phan Đình Phùng - Sơn trung Tể tướng - vị Tể tướng giữa đại ngàn (Đào Trinh Nhất)
Khuyến mãi & ưu đãi
- Quyển sách đã làm rõ về sự nghiệp của nhà yêu nước Phan Đình Phùng trong 10 năm Cần Vương chống Pháp.
- Giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí của mỗi thế hệ.
- Giúp định hình góc nhìn thấu đáo về đường lối lãnh đạo chống giặc của nhân vật lịch sử.
100% sách bản quyền
Đổi trả miễn phí*
Mã hàng | 8935251421774 |
Tên Nhà Cung Cấp | |
Tác giả | Đào Trinh Nhất |
NXB | NXB Thông Tấn |
Ngày phát hành | 24/9/2024 |
Kích Thước Bao Bì | 13 x 20.5 cm |
Số trang | 320 |
Hình thức | Bìa mềm tay gấp |
PHAN ĐÌNH PHÙNG
Một nhà lãnh đạo 10 năm kháng chiến (1886-1895) ở Nghệ Tĩnh
Sơn trung Tể tướng - vị Tể tướng giữa đại ngàn
Trong sự nghiệp mười năm “Cần vương chống Pháp”, Phan Đình Phùng luôn nêu cao tinh thần bất khuất, một lòng một dạ cứu nước, Cụ đã chiếm được lòng tin yêu của nghĩa quân và lòng kính mến của nhân dân. Giặc đem danh lợi ra mua chuộc Cụ, nhưng thất bại. Chúng dùng vũ lực để uy hiếp tinh thần, Cụ không sờn lòng. Chúng bắt thân nhân của Cụ, khai quật mồ mả tổ tiên, Cụ không nản chí. Câu trả lời khảng khái của Cụ trước mặt tên Lê Kinh Hạp Tiễu phủ sứ, tay sai của giặc, khi hắn dọa bắn giết người anh ruột là Phan Đình Thông và đào mả tổ tiên, đã nói lên khí tiết của một vị anh hùng dân tộc:
“Nay tôi chỉ có một ngôi mộ rất to nên giữ là nước Việt Nam; tôi chỉ có một ông anh rất to đang bị lâm nguy là mấy triệu đồng bào. Nếu về mà sửa sang lại phần mộ của tổ tiên riêng mình thì ngôi mộ cả nước kia ai giữ? Về để cứu sống ông anh của riêng mình, thì còn bao nhiêu anh em trong nước ai cứu?”
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Đào Trinh Nhất (1900-1951), nguyên quán xã Thượng Phán, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, con trai Đình Nguyên Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ. Thủa nhỏ, ông theo học chữ Hán ở quê nhà, sau lên Hà Nội học chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Ông từng làm thư ký cho nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, có thâm niên làm báo, từng sang Pháp học nghề báo. Các tác phẩm tiêu biểu như Cô Tư Hồng, Con quỷ phong lưu, Đông kinh nghĩa thuc, Phan Đình Phùng…
Đánh giá của độc giả