Banner header
Gọi ngay Tư vấn

Bộ sách Nhận Diện Trung Quốc: Sự Vươn Lên Của Một Siêu Cường Mới (Freeship)

THƯỜNG ĐƯỢC MUA CÙNG

Đang xem: Bộ sách Nhận Diện Trung Quốc: Sự Vươn Lên Của Một Siêu Cường Mới (Freeship) 604,800₫ Về Trung Quốc (Bìa mềm) 239,200₫ Mối thách thức Trung Quốc ( giá bìa 249K) 199,200₫ Ứng Xử Với Trung Quốc 196,800₫

NHẬN DIỆN TRUNG QUỐC

Sự vươn lên của một siêu cường mới

_

Nhân diện Trung quốc - Sự vươn lên của một siêu cường

Bộ sách "Nhận Diện Trung Quốc: Sự Vươn Lên Của Một Siêu Cường Mới" là một trong những bộ sách đầy đủ nhất hiện nay cung cấp những hiểu biết căn bản và hữu ích về Trung Quốc cho những độc giả phổ thông hay các nhà nghiên cứu có sự quan tâm sáng suốt về Trung Quốc.
Bộ sách tập trung vào bốn nhóm sách quan trọng bao gồm: (1) Kinh tế; (2) Chính trị; (3) Ngoại giao và (4) Quốc phòng an ninh.

 

MỐI THÁCH THỨC TRUNG QUỐC

Thomas J. Christensen

Mối thách thức Trung Quốc

Hai thế kỷ trước, Napoléon Bonaparte từng cảnh báo rằng: «Hãy để Trung Quốc ngủ yên, vì khi thức dậy, nó sẽ làm rung chuyển thế giới.» Lời cảnh báo này có lẽ đến nay đã thành hiện thực.

Việc Trung Quốc giành lại vị thế cường quốc có lẽ là thách thức quan trọng nhất của ngoại giao Mỹ trong thế kỷ XXI. Từ đó mà nhiều nhà nghiên cứu chính trị, kinh tế... hàng đầu nước Mỹ đã đưa ra những tranh biện trái ngược nhau. Đại diện chủ kiến thứ nhất cho rằng mối thách thức là có, nhưng không đáng ngại vì Trung Quốc không thể vượt Mỹ trong thời gian ngắn. Đại diện chủ kiến thứ hai lại cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối bất ổn to lớn, khả năng Trung Quốc vượt Mỹ sắp xảy ra nếu không có những ứng phó kịp thời. Và Mối thách thức Trung Quốc của Thomas J. Christensen ủng hộ chủ kiến thứ nhất.

NỘI DUNG CUỐN MỐI THÁCH THỨC TRUNG QUỐC

Đi từ các cuộc tranh luận ở Trung Quốc và Mỹ, phần I của cuốn sách sẽ đánh giá sức mạnh của Trung Quốc từ nhiều góc độ khác nhau.

Chương 1: Mô tả chiều rộng và chiều sâu trong sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc kể từ năm 1978, thông qua tất cả các khía cạnh sức mạnh quốc gia, gồm kinh tế, chính trị và quân sự.

Chương 2: Thảo luận về lý do tại sao chính trị quốc tế trong thế kỷ XXI lại khác biệt đáng kể so với thế kỷ XIX và XX, và tại sao điều này lại làm giảm khả năng Trung Quốc sẽ sẵn sàng và có đủ sức đẩy Mỹ ra khỏi khu vực châu Á.

Chương 3: Phản bác thái độ bi quan quá mức của chủ kiến thứ hai; thảo luận về cơ sở giúp Mỹ tiếp tục duy trì vị thế ưu việt lâu dài so với Trung Quốc, bao gồm các yếu tố kinh tế, quân sự và chính trị.

Chương 4: Khám phá những thách thức mà các khả năng mới trỗi dậy của Trung Quốc thực sự đặt ra cho Mỹ và các nước đồng minh.

Và chương 5: Thảo luận về những thách thức an ninh, kinh tế và môi trường mà Mỹ và các nước khác đang phải đối mặt, đòi hỏi sự hợp tác chưa từng có giữa các cường quốc.

Phần II sẽ thảo luận về mức độ Mỹ đạt được khi giải quyết những thách thức của ngoại giao cưỡng chế và quản trị toàn cầu do sự trỗi dậy của Trung Quốc gây nên trong những thập niên hậu Chiến tranh Lạnh. Các chương từ 6 đến 8 trình bày về những thành công ngoại giao và những bước đi sai lầm của các chính quyền Clinton, George W. Bush và Obama. Cuốn sách sẽ kết thúc với một vài suy tưởng về tương lai dựa trên các bài học kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Với Tập Cận Bình trên cương vị Chủ tịch nước trong vài năm tới, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục nâng cao vị thế quan trọng của mình trong khu vực và trên toàn cầu. Bằng cách tránh đưa ra những lời tiên đoán về các xung đột, hoặc lạc quan thái quá về hiệu quả ổn định trong vai trò lãnh đạo của Mỹ, Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của mình có thể giải quyết tốt hơn những thách thức thực sự được đặt ra bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc – vừa quản lý các mối quan hệ an ninh khu vực ở Đông Á, vừa khuyến khích Trung Quốc tham gia tích cực vào quản trị toàn cầu cùng với các cường quốc khác.

Mối thách thức Trung Quốc là tác phẩm phải đọc đối với bất kỳ ai quan tâm đến Trung Quốc, đến chính sách đối ngoại Mỹ, hay đến các vấn đề toàn cầu nói chung. Liệu rằng một cường quốc mới nổi và một cường quốc đã tồn tại từ lâu có thể hợp tác vì những mục tiêu cùng có lợi? «Giấc mộng Trung Hoa» và «Giấc mơ Mỹ» sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh quyền lực truyền thống khốc liệt hay thiết lập mối quan hệ mới giữa các cường quốc hướng tới thịnh vượng và hòa bình? Cuốn sách của Christensen sẽ trả lời câu hỏi này bằng những phân tích có chuyên môn, thấu đáo và rõ ràng, qua lăng kính những bước tiến gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung.

Mối thách thức Trung Quốc

TÁC GIẢ CUỐN MỐI THÁCH THỨC TRUNG QUỐC
Thomas J. Christensen

Một trong những chuyên gia về Trung Quốc hàng đầu thế giới, một nhà ngoại giao, nhà hoạch định chính sách cấp cao giàu kinh nghiệm, và một nhà lý luận quan hệ quốc tế xuất sắc.
Ông từng đảm nhận chức Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.
Là giáo sư của nhiều trường ĐH danh tiếng tại Mỹ như Cornell, MIT.

 

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA VỀ CUỐN MỐI THÁCH THỨC TRUNG QUỐC

“Christensen có tài năng hiếm thấy để vượt khỏi những tranh luận truyền thống về Trung Quốc, và để nhìn nhận nước này vừa như một cường quốc có khả năng phá vỡ nền chính trị toàn cầu, lại vừa là một quốc gia mà Mỹ cần biến thành đối tác khi giải quyết các vấn đề toàn cầu. Nếu bạn chỉ có thể đọc một quyển sách về Trung Quốc, hãy chọn Sự thách thức của Trung Quốc.”

– Anne-Marie Slaughter, Chủ tịch New America Foundation
 

“Trên cương vị một học giả và một nhà ngoại giao, Thomas Christensen đã dùng khả năng xuất sắc của mình để đưa ra một câu trả lời rõ ràng và hấp dẫn cho bài toán được đặt ra bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc.

– Joseph S. Nye Jr., Đại học Harvard, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ



“Christensen là một trong những chuyên gia về Trung Quốc hàng đầu thế giới, một nhà hoạch định chính sách cấp cao giàu kinh nghiệm, và một nhà lý luận quan hệ quốc tế xuất sắc. Sự thách thức của Trung Quốc là một tác phẩm cực kỳ nổi trội, một cuốn sách phải đọc đối với bất kỳ ai quan tâm đến Trung Quốc, đến chính sách đối ngoại Mỹ, hay nói chung là đến các vấn đề toàn cầu.”
 

– Gideon Rose, Biên tập viên tờ Foreign Affairs

 

VỀ TRUNG QUỐC

Góc Nhìn Sâu Sắc Về Trung Quốc

Về Trung Quốc- Góc Nhìn Sâu Sắc Về Trung Quốc

NỘI DUNG CUỐN SÁCH VỀ TRUNG QUỐC

Về Trung Quốc xuất bản lần đầu năm 2011, khi Mỹ và Trung Quốc có những bước tiến mới trong chiến lược và kinh tế Mỹ – Trung. Cuốn sách này là một nỗ lực, mà một phần dựa trên các cuộc đối thoại với giới lãnh đạo Trung Hoa, nhằm giải thích cách suy nghĩ của người Trung Hoa về các vấn đề hòa bình, chiến tranh và trật tự quốc tế, cũng như mối quan hệ của lối tư duy ấy với cách tiếp cận mang tính thực dụng và cụ thể kiểu Mỹ. Trọng tâm chính của cuốn sách này là sự tương tác giữa giới lãnh đạo Trung Hoa và Mỹ kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949.

Từ đó, Kissinger chỉ ra những khác biệt đã khiến Trung Quốc và Mỹ ở thế đối đầu trong hai thập kỷ và tái hiện cuộc chạm trán của Trung Quốc với những cường quốc khác. Tình thế đó chỉ thay đổi khi Mỹ và Trung Quốc tái lập quan hệ hữu nghị vào năm 1972 với vai trò kiến thiết quan trọng của Kissinger.

Tuy nhiên, ngay từ năm 2011, Kissinger cũng đã dự báo về những vấn đề lớn sẽ tác động tới quan hệ Mỹ – Trung, mà bây giờ đã thành hiện thực:

  • Thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc
  • Không tương ứng trong các mối quan tâm chiến lược toàn cầu
  • Dựa trên kinh nghiệm lịch sử, cảnh báo về cuộc đối đầu định mệnh Mỹ – Trung, cho dù Trung Quốc chủ trương “trỗi dậy hòa bình”.

“Trong Về Trung Quốc, Henry Kissinger đã viện dẫn tài liệu lịch sử và kinh nghiệm 40 năm làm việc trực tiếp với 4 thế hệ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, để phân tích mối quan hệ giữa quá khứ xa xưa và phương hướng hiện tại của Trung Quốc. Trong quá trình ấy, nhà chính khách, người định hình cho các mối quan hệ Đông – Tây thời hiện đại, đã đưa ra lời giải thích đầy thuyết phục, vừa có hy vọng lẫn nỗi bất an, về những gì nước Mỹ sắp phải đối mặt.”  

Henry Kissinger

TÁC GIẢ CUỐN VỀ TRUNG QUỐC

Henry Kissinger (1923) nguyên là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ. Ông giữ vị trí trọng yếu trong quan hệ Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Nixon. Ông đã đề xuất chính sách Chính trị thực dụng (Realpolitik) để tái định hình quan hệ Mỹ - Trung, Mỹ - Xô và giải quyết các vấn đề nhức nối của thế giới, tạo nên xu thể hòa hoãn giữa các cường quốc trong thập niên 1970. Đặc biệt là trong chuyến thăm Trung Quốc của Nixon năm 1972 đã có tác động sâu sắc tới cục diện thế giới lúc đó và nhiều thập kỷ sau.

Kissinger đã xuất bản 14 cuốn sách và rất nhiều bài báo phản ánh quan điểm của ông về những nơi Mỹ muốn tạo ảnh hưởng, qua đó thể hiện nhiều bài học giá trị về hoạt động ngoại giao. Về Trung Quốc là cuốn sách thứ 13 của ông.

 

ĐÁNH GIÁ CHUYÊN GIA/BÁO CHÍ CHO CUỐN VỀ TRUNG QUỐC

“Trong Về Trung Quốc, Henry Kissinger đã viện dẫn tài liệu lịch sử và kinh nghiệm 40 năm làm việc trực tiếp với 4 thế hệ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, để phân tích mối quan hệ giữa quá khứ xa xưa và phương hướng hiện tại của Trung Quốc. Trong quá trình ấy, nhà chính khách, người định hình cho các mối quan hệ Đông – Tây thời hiện đại, đã đưa ra lời giải thích đầy thuyết phục, vừa có hy vọng lẫn nỗi bất an, về những gì nước Mỹ sắp phải đối mặt.”

– The Chicago Sun-Times

“Không ai có được tầm ảnh hưởng lớn lao trong việc định hướng chính sách đối ngoại hơn 50 năm qua như Henry Kissinger.” 

– The Financial Times

 

SỰ TRỖI DẬY CỦA MỘT CƯỜNG QUỐC

Cái nhìn từ bên trong

_

SỰ TRỖI DẬY CỦA MỘT CƯỜNG QUỐC: CÁI NHÌN TỪ BÊN TRONG

SỰ TRỖI DẬY CỦA MỘT CƯỜNG QUỐC: CÁI NHÌN TỪ BÊN TRONG CÓ GÌ HẤP DẪN

Khủng hoảng những năm 50 của thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự hồi phục kinh tế đáng kinh ngạc của Cộng hòa Liên bang Đức và Nhật Bản. Hai quốc gia này hồ phục từ đống tro tàn của Chiến tranh thế giới thứ II, họ tuy là nước thua trận nhưng sẵn có những tiềm năng về khoa học, công nghệ và kỷ luật công nghiệp của toàn dân tộc.

Hơn 10 năm sau, sự trỗi dậy thần kỳ của Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Singapore khiến thế giới khâm phục. Trong khoảng thời gian không dài, các nền kinh tế kém phát triển này đã thoát khỏi đói nghèo và trở thành những nền kinh tế phát triển ngang ngửa với Pháp, Đức, Nhật…Những thành tựu phi thường đó đã khiến các nhà nghiên cứu tốn nhiều giấy mực để tìm hiểu nguyên nhân, một lý do dễ nhận thấy là họ có sự hỗ trợ tích cực từ các nước phát triển phương Tây, điển hình là Mỹ.

Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, từ những ngổn ngang của Đại Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc vụt lớn lên với những bước nhảy vọt. Tuy còn chưa thực sự đặc sắc nhưng hàng hóa Trung Quốc đã tràn ngập thế giới và thành quả phát triển kinh tế của họ vượt qua Nhật Bản, đe dọa vị trí kinh tế đứng đầu thế giới của Mỹ. Và cũng vì vậy, số lượng tác phẩm nghiên cứu về sự phát triển kinh tế và công nghiệp Trung Quốc ra đời nhiều gấp bội sách bàn về Đức, Nhật và “mấy con rồng châu Á”. Mỗi nhà kinh tế nhìn nhận một cách, sách dày mỏng khác nhau, khe chê đủ kiểu.

Cuốn sách Sự trỗi dậy của một cường quốc: Cái nhìn từ bên trong của Arthur R.Kroeber nằm trong số những tác phẩm nói trên nhưng được đánh giá cao và được nhiều người tìm đọc. Với một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, tham khảo cuốn sách của Arthur R.Kroeber là điều cần thiết.

Tuy vậy, đây là sự trỗi dậy của Trung Quốc và Trung Quốc không phải là Việt Nam, và tác giả là một nhà kinh tế thị trường thuần túy, nên cách nhìn nhận sẽ có nhiều quan điểm không phù hợp với đường lối kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam.

Những câu chuyện về sự phát triển kinh tế luôn mang đến những bài học và kinh nghiệm quý báu. Đọc sách để tìm ra con đường phát triển phù hợp với bản sắc Việt Nam là mục đích của NXB khi xuất bản cuốn sách này.

ARTHUR R. KROEBER

VỀ TÁC GIẢ CUỐN SỰ TRỖI DẬY CỦA MỘT CƯỜNG QUỐC: CÁI NHÌN TỪ BÊN TRONG

ARTHUR R. KROEBER

Arthur R. Kroeber là đồng sáng lập, giám đốc bộ phận nghiên cứu của Gavekal Dragonomics – công ty nghiên cứu kinh tế Trung Quốc độc lập có trụ sở tại Bắc Kinh. Ngoài ra, ông còn là biên tập viên của tạp chí China Economic Quarterly, thành viên của Ủy ban quốc gia về quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc, thành viên không thường trực tại Trung tâm nghiên cứu Brookings – Thanh Hoa thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Columbia. Ông sống và làm việc chủ yếu tại Bắc Kinh

 

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA VỀ SỰ TRỖI DẬY CỦA MỘT CƯỜNG QUỐC: CÁI NHÌN TỪ BÊN TRONG

Có hai yếu tố Kroeber đã luôn đúng khi muốn chúng ta hiểu rõ về sự phát triển của (kinh tế) Trung Quốc: thể chế, thể chế và các thỏa thuận dựa trên những thể chế hiện thời. Các phân tích kinh tế học theo trường phái phương Tây thường thất bại khi cố gắng mô tả và dự báo về Trung Quốc bởi các mô hình ấy không thể lượng hóa được sức ảnh hưởng của ‘thể chế’ đến kết quả thực tiễn. Không mô hình nào giải thích được vì sao đặc khu kinh tế thất bại năm 1966 lại được chấp thuận vào năm 1976, ở trên cùng một vùng đất Thâm Quyến, trong cùng một khung khổ lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Hơn hết, các mô hình đã không thể giúp người đọc thấu hiểu tính chất ‘thỏa hiệp’ của những mặc cả kinh tế - thứ vốn tồn tại phổ biến và định hình sự vận động của các trao đổi thường ngày.

Vì vậy, điều làm tôi đánh giá cao cuốn sách là việc Kroeber đã kể một câu chuyện về cách các thỏa hiệp kinh tế được đưa ra - như góc nhìn của người trong cuộc. ‘Bản chất của các định chế và thỏa thuận này phần lớn được xác định bởi sự thương lượng chính trị được tạo ra giữa các nhóm quan trọng trong xã hội. Vì cấu thành, quyền lực tương đối, và lợi ích của các nhóm này thay đổi theo thời gian, các thỏa thuận kinh tế cũng theo đó mà thay đổi. Nói cách khác, những cân nhắc về thực tiễn chính trị thường được ưu tiên so với hiệu quả kinh tế. Đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế, điều này có nghĩa là họ phải miễn cưỡng chấp nhận các phiên bản thứ ưu (second best) của công thức lý tưởng của họ’.

Không có gì là tối ưu, chỉ có cái thứ ưu trong một điều kiện cụ thể. Hiểu được điều đó bạn sẽ hiểu được ‘cái hay, cái dở’ của nền kinh tế Trung Quốc. Khi gập cuốn sách lại, tôi mong các bạn nhớ về ba từ, chỉ ba từ để hiểu nền kinh tế Trung Quốc: thể chế, mặc cả, thứ ưu.”

TS. Phạm Sỹ Thành

 

ỨNG XỬ VỚI TRUNG QUỐC

Góc nhìn trong cuộc về siêu cường kinh tế mới

_____

Sự trỗi dậy của Trung Quốc thành một siêu cường kinh tế chắc chắn được xếp vào một trong những câu chuyện phi thường nhất trong lịch sử nhân loại.

Chỉ trong gần ba thập kỷ, đất nước từng lạc hậu và cô lập này đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo, đồng thời chuyển mình thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Sự nổi lên của Mỹ trở thành một siêu cường về công nghiệp đã manh nha sau cuộc Nội chiến, nhưng Trung Quốc đã vượt qua cuộc chạy đua vĩ đại của Mỹ và họ vẫn chưa dừng lại. Trong tương lai không xa, họ có thể vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, đánh bật vị trí số một mà nước Mỹ đã thống lĩnh trong gần 150 năm. Nhiều người Mỹ đang tự hỏi : Làm thế nào mà thế giới lại đảo lộn quá nhanh như vậy ?

Người Trung Quốc thực sự muốn gì? Tại sao họ lại chi tiêu quá nhiều tiền cho quân đội? Họ là bạn hay kẻ thù, là đối tác thương mại hay là đối thủ về kinh tế và địa chính trị? Nói tóm lại, chúng ta phải đối phó với Trung Quốc như thế nào?

Cuốn sách Ứng xử với Trung Quốc giải quyết các câu hỏi đó thông qua những kinh nghiệm của cá nhân tác giả khi làm việc với người Trung Quốc. Với tư cách một người Mỹ quan tâm sâu sắc đến vị thế, đến sức khỏe của nền kinh tế, và triển vọng lâu dài cho công dân của đất nước Mỹ, Henry M. Paulson cho rằng tất cả những điều này sẽ được hưởng lợi từ mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, và rằng sự hợp tác có chọn lọc và mang tính xây dựng sẽ là cách tốt nhất để thúc đẩy lợi ích của Mỹ. Người Trung Quốc là một đối thủ đáng gờm. Tuy nhiên Mỹ không nên sợ cạnh tranh hoặc co lại vì điều đó.

Paulson không phải là một học giả hay nhà lí thuyết. Ông là một doanh nhân có kiến thức thực tế về Trung Quốc và các nhà lãnh đạo công ty cũng như chính trị Trung Quốc. Những kiến thức ấy được Paulson thu thập từ hơn 100 lần đến Trung Quốc và trong gần 25 năm làm việc với quan chức nước này (từ Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ vào thập niên 1990, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo vào đầu thế kỉ 21 và Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường hiện nay...) về những vấn đề thương mại khi làm việc tại Goldman Sachs, về những vấn đề của nhà nước và chính sách vĩ mô khi làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ và giờ đây là chủ tịch của Viện Paulson thuộc ĐH Chicago.

Paulson cho rằng mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ cân bằng, an toàn và hiệu quả hơn cho cả hai bên nếu mỗi quốc gia thực hiện một vài điều chỉnh. Người Mỹ lo ngại về những hoạt động quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc; trong khi đó Trung Quốc lại coi hành động “xoay trục hướng về châu Á” của Mỹ là một nỗ lực ngầm nhằm cản trở sự trỗi dậy của họ. Mỹ muốn Trung Quốc mở cửa thị trường cho các công ty của Mỹ đồng thời muốn họ tuân theo các quy tắc hiện tại khi hội nhập sâu hơn vào hệ thống quốc tế. Trong khi đó Trung Quốc lại thích sửa đổi các quy tắc này và muốn được tôn trọng hơn trên toàn cầu.

Rõ ràng sẽ chẳng có lợi ích gì nếu hai cường quốc kinh tế quan trọng nhất thế giới chống lại nhau. Nhưng hợp tác và cư xử thế nào lại là nhiều bài toán khó tiên lượng. Và Ứng xử với Trung Quốc Paulson sẽ đưa ra những lời giải tường tận, khả thi.

TÁC GIẢ CUỐN SÁCH ỨNG XỬ VỚI TRUNG QUỐC

Henry M. Paulson Jr
. Nhà sáng lập và chủ tịch của Viện Paulson thuộc trường Đại học Chicago, một viện “nghiên cứu và thực thi” nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và môi trường sạch hơn thông qua hợp tác hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
. Bộ trưởng thứ 74 của Bộ Tài chính Hoa Kỳ từ 2006 - 2009 dưới thời tổng thống George W. Bush.
. Trợ lý cho Hội đồng Nội vụ Nhà Trắng (1972-1973), trợ lý cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại Lầu năm góc (1970-1972).…

ƯU ĐÃI HIẾM CÓ – ĐẶT HÀNG NGAY TẠI ĐÂY

Xem thêm Rút gọn

Đánh giá của độc giả

Hãy đánh giá Bộ sách Nhận Diện Trung Quốc: Sự Vươn Lên Của Một Siêu Cường Mới (Freeship) để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!
0/5
(0 đánh giá)
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Gửi đánh giá của bạn

Đánh giá

Bộ sách Nhận Diện Trung Quốc: Sự Vươn Lên Của Một Siêu Cường Mới (Freeship)

Bộ sách Nhận Diện Trung Quốc: Sự Vươn Lên Của Một Siêu Cường Mới (Freeship)

Giá bán: 604.800đ 756.000đ Tiết kiệm: 151.200đ -20%

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng