Lịch Sử Mỹ Thuật Trung Hoa - Truyền Thống Thẩm Mỹ Và Di Sản Nghệ Thuật Qua 5000 Năm
Khuyến mãi & ưu đãi
- Cuốn sách dẫn dắt độc giả qua chặng đường phát triển nghệ thuật Trung Hoa từ thuở sơ khai với những bức vẽ trên đá, đến các kiệt tác để đời như "Đội quân đất nung" thời Tần.
- Kho tàng hình ảnh đặc sắc với 300 minh họa chất lượng cao cùng phân tích chuyên sâu, sách mang đến cái nhìn trực quan sinh động về các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu qua các thời kỳ.
- Phân kỳ lịch sử rõ ràng với nội dung được hệ thống thành 11 chương bám sát các triều đại quan trọng, giúp độc giả dễ dàng nắm bắt sự chuyển biến của mỹ thuật qua từng giai đoạn lịch sử.
100% sách bản quyền
Đổi trả miễn phí*
Mã hàng | 8935270704452 |
Tác giả Dịch giả BTV thực hiện | Dương Kỳ Nguyễn Tuệ Minh Trịnh Thu Hằng |
NXB | NXB Dân Trí |
Năm XB | 2025 |
Số trang | 436 trang |
Kích thước | 17x 23 cm |
Hình thức | Bìa cứng áo ôm |
LỊCH SỬ MỸ THUẬT TRUNG HOA
Truyền Thống Thẩm Mỹ Và Di Sản Nghệ Thuật Qua 5000 Năm
I. NỘI DUNG
Một bức tranh toàn cảnh về di sản nghệ thuật và thẩm mỹ của Trung Hoa qua 5000 năm lịch sử của tác giả Dương Kỳ - Giáo sư Khoa Lịch sử và Lý luận Nghệ thuật, Học viện Nghệ thuật, Đại học Thanh Hoa. Cuốn sách trải dài từ những tranh vẽ trên đá thời tiền sử đến những bức sơn thủy họa của Vương Hi Mạnh hay các kiệt tác điêu khắc như "Đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng...
Qua những hình ảnh minh họa 300 tuyệt tác sống động, cùng tên tuổi của 50 nghệ sĩ bậc thầy, khi lật giở từng trang của "Lịch sử Mỹ thuật Trung Hoa", bạn đọc sẽ được khám phá và thưởng ngoạn hành trình kiến tạo và phát triển của hội họa, điêu khắc, thư pháp và kiến trúc; đồng thời hiểu được bối cảnh văn hóa xã hội của từng thời kỳ đã định hình nên những tác phẩm vượt thời gian, các thủ pháp, tinh thần và mục đích của nền mỹ thuật Trung Hoa.
Cuốn sách trải qua 14 phần với lời mở đầu, lời bạt, nguồn gốc nghệ thuật và 11 chương chính trình bày về mỹ thuật qua các triều đại lớn: Thời Hạ Thương Chu (2070 TCN – 256 TCN), Thời Tần (221 TCN – 206 TCN), Thời Hán (206 TCN – 220), Thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều (220 – 581), Thời Tùy Đường (581 – 907), Thời Ngũ Đại Thập Quốc (907 – 960), Thời Tống (960 – 1279), Thời Nguyên (1206 – 1368), Thời Minh (1368 – 1644), Thời Thanh (1616 – 1911), Thời Cận Đại Đến Nay (1840 – Ngày Nay).
II. MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN HAY
Mục đích cuối cùng của nhân vật họa là ngăn cái ác, khuyến khích cái thiện, vẽ một người tốt để mọi người ngưỡng mộ; vẽ một kẻ xấu để khiến người ta phẫn nộ. Mục đích cuối cùng của sơn thủy họa là dạy con người giảm bớt tâm tranh phân, khơi dậy lòng nhân ái. Mục đích cuối cùng của hoa điểu họa [...] là dạy con người phải có đạo đức cao đẹp và tâm hồn trong sáng.
Trải qua hàng ngàn năm, hội họa Trung Quốc đã tạo nên vô số kiệt tác đi vào lịch sử, đằng sau những kiệt tác này thường ẩn chứa tâm hồn trong sáng và nhân hậu của người nghệ sĩ. [...] Trở thành một người tốt với tâm hồn trong sáng là mục đích cao nhất của hội họa Trung Quốc và cũng là mục đích cao nhất của cuốn sách này.
Lỗ Tấn nói: “Nghệ sĩ hiển nhiên phải có kỹ năng lành nghề, nhưng đặc biệt là phải có tư tưởng tiến bộ và nhân cách cao thượng. Những sáng tác của họ bề ngoài chỉ là một bức tranh hay một bức tượng, nhưng thực chất đó là sự thể hiện cho suy nghĩ và tính cách của người đó”. Chính tâm hồn thuần khiết của người họa sĩ sẽ cảm hóa, bồi dưỡng, ảnh hưởng và thanh lọc tâm hồn người thưởng thức tranh.
Sơn thủy họa có nguồn gốc từ đâu? Sơn thủy họa được biến hóa từ nhân vật họa. Những bức nhân vật họa thời kỳ đầu chỉ có những nhân vật riêng rẽ; vì để thể hiện được tâm tư tình cảm phức tạp của các nhân vật nên [họa sĩ] thêm vào phần bối cảnh cho những tranh nhân vật, bao gồm cả phong cảnh. Tuy nhiên, trước thời nhà Tấn trong tranh đã có phong cảnh nhưng chưa có sơn thủy họa. Vẽ phong cảnh không đồng nghĩa với sơn thủy họa vì hai lý do: thứ nhất, phong cảnh không phải là đối tượng thẩm mỹ riêng. Sơn thủy họa ở giai đoạn đầu mới hình thành, phong cảnh chỉ đơn thuần là bối cảnh cho nhân vật hoạt động. Nói cách khác, phong cảnh chỉ xuất hiện để làm nổi bật cảm xúc của các nhân vật trong tranh...
Phong cách sơn thủy họa vùng Giang Nam không như phong cách sơn thủy họa phương Bắc, sơn thủy họa phương Bắc dùng “nét vẽ lạ và dốc”, còn phong cách sơn thủy họa phương Nam là “mực nhạt khói mỏng”; khi thưởng thức sơn thủy họa phương Bắc và phương Nam, sơn thủy họa phương Bắc thích hợp ngắm ở khoảng cách gần, bạn sẽ cảm thấy những núi lớn đỉnh lạ đang đổ dồn xuống mình; trong khi sơn thủy phương Nam nên được ngắm từ xa, bạn sẽ cảm thấy phong cảnh tú lệ vùng Giang Nam thu trọn vào trong tầm mắt; sơn thủy phương Nam dùng bút sơ sài, nhìn gần thì “chẳng giống cái gì”, nhưng khi ngắm từ xa thì “cảnh vật tươi sáng đẹp đẽ”.
“Cách bảo tồn hình ảnh tốt nhất là vẽ”
Đánh giá của độc giả
