Nạn Đói Năm 1945 Ở Việt Nam: Những Chứng Tích Lịch Sử
Khuyến mãi & ưu đãi
- Đổi trả sản phẩm trong 14 ngày
- Giao hàng toàn quốc trong từ 2-3 ngày
- Freeship đơn trên 500K
100% sách bản quyền
Đổi trả miễn phí*
Công ty phát hành | Omega Plus |
Tác giả | GS. Văn Tạo, GS. Furuta Motoo |
Độ dày | 935 trang |
Khổ sách | 16x24cm |
Phiên bản | Bìa mềm, tay gấp |
Nạn Đói Năm 1945 Ở Việt Nam: Những Chứng Tích Lịch Sử
Cuối năm 1944, đầu năm 1945, Thế chiến II dần đi đến hồi kết với chuỗi thất bại liên tiếp của Phe Trục (Đức, Italia, Nhật Bản). Ở mặt trận Đông Nam Á, Phát xít Nhật với tham vọng điên cuồng dần hất cẳng thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương và tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân ta nhằm phục vụ cho mưu đồ chiến tranh của chúng. Những chính sách bóc lột vô cùng tàn bạo của Nhật, cộng với mất mùa, dẫn đến nạn đói được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử Việt Nam, khiến cho hơn 2 triệu người Việt chết đói và hậu quả vẫn còn ảnh hưởng cho tới tận ngày nay.
NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
Các cường quốc đang chiếm đóng Việt Nam như Pháp, Nhật Bản vì mục đích phục vụ chiến tranh đã lạm dụng và khai thác quá sức vào nông nghiệp vốn đã lạc hậu, đói kém gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Trong khi Nhật thu gom gạo để chở về nước thì Pháp dự trữ lương thực phòng khi quân Đồng minh chưa tới, phải đánh Nhật hoặc dùng cho cuộc tái xâm lược Việt Nam. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói.
Nguyên nhân gián tiếp là những biện pháp quân sự hóa kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu chiến tranh của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, do tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh và cũng đang bị xâm chiếm. Sau đó Nhật Bản dùng vũ lực loại bỏ Pháp chiếm đóng Việt Nam rồi thực hiện các biện pháp khác khốc liệt hơn nhằm mục đích khai thác phục vụ chiến tranh (bắt nông dân nhổ lúa trồng đay để giải quyết nạn khan hiếm vải, buộc người dân bán lúa gạo với giá rẻ mạt để chuyển về Nhật).
Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói trong nạn đói này, một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt Nam. Đây là tỷ lệ chết đói rất cao, vì dân số toàn Việt Nam năm 1945 chỉ khoảng 23 triệu, trong đó khoảng 9 triệu sinh sống ở các tỉnh xảy ra nạn đói.
NHỮNG CÂU CHUYỆN XÚC ĐỘNG
"Số nạn nhân của nạn đói ở thôn Lương Phú, xã Tây Lương, mà những người còn may mắn sống sót đã cho là tới hơn 40% tổng số dân của thôn, tương đương với mức thiệt hại đã xảy ra ở vùng Hachinohe miền Bắc Nhật Bản, nơi gánh chịu những thiệt hại nặng nề nhất trong suốt nạn đói lớn nhất ở Tenmei ở thời kỳ Edo." - Giáo sư Furuta Motoo
“Ông bố dẫn cậu con trai đi Hà Nội, nghe nói vào làng Tám rồi sau chết ở đâu không rõ. Hai mẹ con sang nhà ông ngoại cậy nhờ, nhưng người con gái vẫn không thoát chết. Vì bị đói, suy dinh dưỡng, bụng to trướng rồi chết. Thế là chỉ có bà vợ của ông qua khỏi. Gia đình cụ Hoàng Văn Duẩn có 5 nhân khẩu chỉ đi làm thuê, mò cua bắt ốc, chết đói cả nhà, gia đình người em là Hoàng Riếc, chồng đi đánh dậm, vợ mò cua, cả nhà có 5 nhân khẩu cũng chết cả nhà. Hai anh em nhà này là người chết đầu tiên ở địa phương..." - Ông Nguyễn Văn Thâu (64 tuổi) xóm Nam Thọ, thôn Hiên, xã Tây Lương.
CUỐN SÁCH NÀY CÓ GÌ?
Nhằm cung cấp cho bạn đọc một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống những chứng tích về sự mất mát, đau thương mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu trong lịch sử trước tội ác của phát xít Nhật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật kết hợp cùng Omega+ xuất bản cuốn sách Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử, dựa trên những tài liệu được khảo cứu công phu, khảo sát trực tiếp các địa điểm xảy ra nạn đói, phỏng vấn những chứng nhân lịch sử, cuốn sách đã dựng lại khá toàn diện bức tranh về nạn đói năm 1945 ở Việt Nam.
NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA
“Kết quả của công trình đã làm sáng rõ về số lượng hơn 2 triệu người chết đói; về thảm họa chết đói; về nguyên nhân sinh ra nạn đói năm 1945 và hậu quả nghiêm trọng của nó. Công trình Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử đã chứng minh một cách chắc chắn rằng: Nguyên nhân sinh ra nạn đói ở Việt Nam năm 1945 là do chính sách vơ vét, bóc lột tàn bạo của phát xít Nhật đối với nhân dân Việt Nam.” - Viện trưởng Viện Sử học, PGS.TS. Đinh Quang Hải
ĐẶT SÁCH NGAY TẠI ALPHABOOKS ĐỂ NHẬN ĐƯỢC NHỮNG ƯU ĐÃI ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG
Đánh giá của độc giả