Thomas Jefferson - Nhân sư Mỹ (Bìa Cứng)
Khuyến mãi & ưu đãi
- Cung cấp cái nhìn mới về Thomas Jefferson và lịch sử Mỹ.
- Tác giả Joseph J. Ellis là sử gia nổi tiếng và chuyên nghiệp.
- Ngôn ngữ và phong cách viết hấp dẫn, mang đến trải nghiệm đọc thú vị.
100% sách bản quyền
Đổi trả miễn phí*
Tác giả | Joseph J.Elish |
Kích thước | 16 x 24 cm |
Dịch Giả | Đoàn Thị Thanh Mai, Quỳnh Mai dịch, Võ Minh Tuấn hiệu đính |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 520 |
REVIEW "THOMAS JEFFERSON - NHÂN SƯ MỸ"
Bài review của bạn đọc Vũ Ngọc Sơn
BIỂU TRƯNG CỦA TRÍ TUỆ MỸ, MÂU THUẪN VÀ KHÓ NẮM BẮT
“Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên; rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền [tất yếu và] bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc; rằng để đảm bảo những quyền này, các Chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở nhất trí của nhân dân.”
Đó là 58 từ nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, phần nổi tiếng nhất của bản Tuyên ngôn Độc lập được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử. Ít người biết được rằng, bản tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền này được Thomas Jefferson, người sau này trở thành Tổng thống thứ 3 của nước Mỹ, được suy tôn trong nhóm The Founding Fathers – 7 người Cha Lập quốc, viết khi chỉ mới 33 tuổi. Cuộc đời của ông là tổng hòa của đầy rẫy những mâu thuẫn, đối lập, xung đột và phức tạp. Bất kỳ một nhà viết tiểu sử nào cũng nhận thức được Jefferson là một chủ đề đã tốn quá nhiều giấy mực và các thư viện hiện đã đầy rẫy sách mang tên ông. Nghiên cứu về Jefferson là không hề dễ dàng và nổi tiếng là khó nắm bắt. Chính vì vậy, Joseph J.Ellis, một học giả chuyên nghiên cứu về lịch sử nước Mỹ, tác giả của các cuốn sách về các nhà lập quốc khác như John Adams… đã chọn một cách tiếp cận có tính chọn lọc nhưng vẫn trung thành theo trình tự thời gian, đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích tính cách Jefferson, những nguyên tắc sống động đã ảnh hưởng tới đời sống cá nhân và xã hội của ông, biến ông thành một chính khách quan trọng và độc đáo như thế qua tác phẩm “Thomas Jefferson - Nhân sư Mỹ”. Giải thưởng Sách Quốc gia Mỹ 1997 chỉ sau 1 năm phát hành đã chứng minh được giá trị của công trình nghiên cứu sâu sắc này.
Cuốn sách về Thomas Jefferson của Ellis kể cho chúng ta nhiều điều thú vị về Jefferson, phân tích những phát triển, thay đổi suy nghĩ và động lực ẩn giấu của ông tại 5 giai đoan quan trọng nhất trong cuộc đời: Soạn thảo Tuyên ngôn độc lập ở Philadelphia (1775-1776); Chứng kiến cuộc Cách mạng Pháp khi là công sứ Pháp ở Paris (1784-1789); Chống lại phe Liên Bang từ quê nhà ở Monticello (1794-1797); Khi làm Tổng thống Mỹ (1801-1809) và những năm cuối đời ở quê nhà, xây dựng đại học Virginia (1821-1826).
Qua từng giai đoạn trong cuộc đời Jefferson, có lẽ cũng là những giai đoạn vô cùng biến động trong lịch sử Mỹ, Ellis cùng với người đọc làm sáng tỏ tính cách của Jefferson, qua đó nêu bật về tình hình chính trị Mỹ. Ellis rất tôn trọng Jefferson. Ông là một trong các Tổ phụ của nước Mỹ, đã có nhiều công lao, soạn thảo tuyên ngôn độc lập, mua lại Louisana từ Napoleon nhờ đó tăng gấp đôi diện tích lãnh thổ nước Mỹ. Nhưng sự tôn trọng và tán dương với những thành tích đó cũng không bác bỏ được sự phê phán và mỉa mai của Ellis về ông, xét trên một góc độ nào đó, Ellis tán thành ý kiển của John Adams, Tổng thống thứ 2 của Hoa Kỳ và cũng là thầy của Jefferson rằng: “tầm nhìn chính trị của Jeff chỉ dựa trên toàn bộ những ảo tưởng hấp dẫn và cám dỗ”. Jefferson có lẽ là một trong những vị Tổng thống ngây thơ nhất mà nước Mỹ từng có.
Quan điểm chính trị
Thomas Jefferson là người theo chủ nghĩa cộng hòa, ông quan niệm phân tán quyền lực liên bang, tập trung quyền lực vào các bang, Hạ viện là động lực chi phối, Pháp là người bạn chính yếu. Ông căm thù tòa án liên bang và hướng tới xây dựng một quốc gia tự do và không tồn tại Chính phủ. Điều này như Adams nhận xét là quá ngây thơ.
Một tổng thống nghèo nhưng lối sống xa hoa
Dù là một tổng thống hàng đầu và là tác giả tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Thomas Jefferson lại gặp nhiều vấn đề tài chính. Ông phải vay nợ trong suốt cuộc đời mình, bắt đầu từ khoản nợ do cha vợ để lại, đồn điền của ông ở Monticello tuy rộng rãi nhưng lại rải rác và phần lớn không thể khai thác. Tuy vậy ông lại chuộng lối sống xa hoa, phù phiếm. Niềm đam mê nghệ thuật và các công trình kiến trúc đã khiến ông những năm cuối đời phải cậy nhờ sổ xố với mong muốn vận may mỉm cười, bất chấp lệnh cấm xổ số ở bang Virginia. Trong suốt cuộc đời mình, khoản nợ của ông lên đến 100.000 đô, theo thời giá hiện nay là vài triệu đô la.
Một con người khép kín và không thích tranh luận
Ít có một người nổi tiếng nào lại không hề muốn trở thành tâm điểm của công chúng như Jefferson. Ông ít khi xuất hiện trước đám đông và chán ghét những cuộc tranh luận nội bộ, cho dù nó mang ý nghĩa xây dựng hay là không. Không như Adams, người cho rằng tranh luận là hình thức trò chuyện lí tưởng, hay Franklin, người có thể giành phần thắng trong mọi cuộc đấu đá chính trị nội bộ nhờ sự thâm niên và trí tuệ của mình, hay Washington, được coi là người đứng trên đỉnh Olympus của Mỹ và do đó không thể chạm tới; Jefferson về phần mình, cảm nhận được từng lời chỉ trích. Như chính ông từng nhận định, việc từ chức ngoại trưởng Mỹ và nghỉ hưu để trở về cuộc sống riêng tư vào năm 1794 là một sự thừa nhận muộn màng rằng ông luôn bị phân nhầm vai nhân vật công chúng. Sau này cả khi đã trở thành Tổng thống, ông cũng luôn giữ vai trò của một Tổng thống bàn giấy, xây dựng được một Nội các đầy vững mạnh, lặng lẽ ngồi phía sau chỉ thị cho nhóm đệ tử trung thành Virginia như James Madison, Albert Gallatin. Chính Jeff là người đã xây dựng nên đế chế Virginia thống trị Nhà Trắng trong suốt 24 năm đầu của thế kỷ XIX.
Yêu nước Pháp nhưng lại chỉ trích nước Pháp và châu Âu
Jefferson đã có một nhiệm kỳ làm công sứ Pháp tại Paris. Ông nói rằng ông yêu nước Pháp, rượu vang Pháp, đồ ăn Pháp, kiến trúc Pháp, “tôi hài lòng với người dân của đất nước này”. Ông cũng có một mối tình lãng mạn kiểu Pháp dù chóng vánh với một quý bà Pháp – Maria Cosway, vợ của họa sỹ nổi tiếng Richard Cosway (hầu hết các mối tình của Jef đều xoay quanh những người phụ nữ đã có chồng hoặc góa phụ). Tình cảm của ông với nước Pháp, con người Pháp đầy chân thành, nhưng cũng tồn tại sự tương phản và mâu thuẫn. Trong những lá thư gửi về cho bạn bè ở Mỹ, ông viết nước Pháp là một hố sâu của sự tham lam, ngu dốt, nghèo đói, Pháp phải thêm 1000 năm nữa họ cũng không thể có được vị thế bằng với những người dân thường của chúng ta hiện nay. Nhiều người sẽ nghĩ Jeff là một kẻ ba phải, ăn ở hai lòng. Nhưng ở đây chúng ta cần rõ ràng giữa tình cảm và lý trí. Cần có tâm lý nhạy bén để duy trì một thứ tình cảm chân thành và rất rõ ràng dành cho mọi thứ của Pháp, đặc biệt khi đồng thời lên án sự suy đồi của Châu Âu cũng bằng chính thứ tình cảm như thế. Một người bạn Pháp của ông từng nói về vấn đề này: “ông ấy [Jeff] yêu nước Pháp vì Pháp là kẻ thù của Anh, chừng nào Pháp vẫn còn là kẻ thù của Anh thì ông ấy vẫn luôn coi Pháp là đồng minh.” Ở đây ta thấy được sự tương đồng trong tư duy của Jeff với Winston Churchill sau này có nói: “Thế giới này không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn.” Điều này càng được thể hiện rõ hơn khi Jeff cho thành lập Đại học Virginia vào năm 1819 khi ông sẵn sàng mời các học giả hàng đầu Châu Âu về dạy cho trường.
Vấn đề nô lệ và người da đỏ
Nhắc đến Jeff thì không thể không nói đến giải phóng nô lệ, ước vọng nhiệt thành thời tuổi trẻ của ông và đã bị giảm bớt trong nhiều năm sau này. Jeff căm thù chế độ nô lệ, muốn giải phóng nô lệ, nhưng bản thân tư gia của ông có đến hơn 200 nô lệ. Tuổi trẻ nhiệt huyết, ông luôn đặt vấn đề nô lệ lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự. Đến thời trung niên trầm lặng, mang gánh nặng quốc gia trên vai, chủ đề này với ông trở nên dè dặt hơn. Ông muốn xóa bỏ chế độ nô lệ nhưng không biết phải làm thể nào để đền bù thiệt hại cho các chủ nô và ông cũng không biết phải xử lý thế nào với các nô lệ khi ông quan niệm người da đen không thể chung sống với người da trắng bởi dòng máu họ sẽ bị pha trộn vào nhau. Tuy vậy lại có tin đồn rằng ông đã quan hệ với Sally Heming, nô lệ của mình và đẻ ra 7 người con. Trong hoàn cảnh nợ công nước Mỹ đang cao, 11 triệu đô/năm và Mỹ đang thực hiện chính sách cắt giảm đến cả lực lượng hải quân thì chi phí cho công cuộc giải phóng này lên đến 900 triệu đô khiến cho ông không dám nhìn lại đến lần thứ 2. Ông theo thuyết phân tán, tin rằng sự phân tán nô lệ trên một bề mặt rộng hơn sẽ làm cho họ hạnh phúc hơn” và bản thân ông nghĩ ông là 1 người chủ tốt và không đánh đập nô lệ, do vậy nô lệ ở với ông vẫn tốt hơn với người khác. Ông nói về việc giải phóng nô lệ, “xin để lại cho thế hệ sau” và phải hơn nửa thế kỷ sau, Tổng thống thứ 16 Abraham Lincoln mới thực hiện được tâm nguyện của ông
Đối với vấn đề người da đỏ đã định cư lâu năm, quan điểm của Jeff là văn hóa da đỏ sẽ sống sót khi người da đỏ ngừng sống theo cách của người da đỏ, hàm ý họ phải từ bỏ văn hóa và lối sống của mình, hòa nhập xã hội da trắng.
Tạm kết
Tóm lại, dù người đọc có thể đồng ý hay không đồng ý với tất cả các đánh giá của Ellis trong cuốn sách này, nhưng không thể phủ nhận phong cách viết và cách tiếp cận vấn đề vô cùng thông minh của ông về Jefferson – Nhân sư của nước Mỹ, Trí tuệ của nước Mỹ. Với “Nhân sư Mỹ”, Joseph Ellis đã giúp người đọc có một cách tiếp cận gần gũi, mang đầy tính điện ảnh về một trong những bậc tổ phụ đầy mâu thuẫn và khó nắm bắt nhất lịch sử nước Mỹ.
Đánh giá của độc giả