Homo Deus - Lược Sử Tương Lai - Nhã Nam
Khuyến mãi & ưu đãi
- Khám phá tương lai của loài người và tác động của công nghệ.
- Ngôn ngữ cuốn hút và phân tích chi tiết của tác giả.
- Đề cập đến chủ nghĩa nhân đạo, sinh vật nhân tạo và tương lai của loài người.
100% sách bản quyền
Đổi trả miễn phí*
Tác giả | Yuval Noah Harari |
Nhà xuất bản | Thế Giới |
Dịch giả | Dương Ngọc Trà |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Kích thước | 15 x 24 |
Số trang | 512 |
THƯỜNG ĐƯỢC MUA CÙNG
Tổng tiền:
Thêm 3 sp vào giỏ hàngHomo sapiens có phải là một dạng sống siêu đẳng, hay chỉ là một tay đầu gấu địa phương? Làm thế nào con người lại tin rằng họ không chỉ đã kiểm soát thế giới, mà còn mang lại ý nghĩa cho nó? Công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo đe doạ loài người ra sao? Sinh vật nào có thể kế thừa loài người, và tôn giáo mới nào sẽ được sản sinh?
Với giọng kể cuốn hút và mới lạ, Harari sẽ dần gợi mở và trả lời những câu hỏi trê, nhờ phân tích chi tiết những luận điểm gây nhiều tranh cãi: chủ nghĩa nhân đạo là một dạng tôn giáo, thứ tôn giáo tôn thờ con người thay vì thần thánh; sinh vật là thuật toán… ông vẽ ra một viễn cảnh tương lai khi Sapiens thất thế và Dữ liệu giáo trở thành một hình mẫu. HOMO DEUS còn bàn sâu hơn về các năng lực mà con người đã tự trang bị để sinh tồn và tiến hoá thành một giống loài ngự trị trên trái đất, để rồi chính trong tiến trình hoàn thiện và nâng cấp các năng lực ấy chúng ta sẽ bị truất quyền kiểm soát bởi một sinh vật mới, mang tên Homo Deus.
Thông tin tác giả Yuval Noah Harari
Review sách “Homo Deus - Lược Sử Tương Lai” tác giả Yuval Noah Harari
LƯỢC SỬ TƯƠNG LAI – KHI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VƯỢT MẶT CON NGƯỜI.
Có lẽ hiếm có quyển sách nào để lại trong tôi nhiều băn khoăn, hoài nghi như quyển này. Nó đưa tôi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và cho đến tận cuối cùng, tôi vẫn mông lung không biết chúng ta – những con người thực ra là ai?
Mở đầu câu truyện tác giả đưa ra 5 thứ cốt lõi trong cuộc sống con người lần lượt là: Đói nghèo – Bệnh tật – Chiến tranh – Bất tử – Hạnh phúc.
ĐÓI NGHÈO – BỆNH TẬT – CHIẾN TRANH.
Đây là 3 khó khăn mà theo con người thời xưa là không thể giải quyết được, theo Chúa đây là 3 thứ sẽ gắn liền với con người muôn kiếp không thể phá bỏ. Thế nhưng không, cho đến thế kỷ 21 chúng ta có thể tự tin khẳng định rằng con người hoàn toàn có thể kiểm soát, khống chế được nó. Đói – Bệnh – Chiến tranh không phải là sự trừng phạt của các vị thần hay Chúa gì mà đó là chỉ là quy luật sinh tồn.
BẤT TỬ – HẠNH PHÚC.
Sau khi giải quyết được 3 vấn đề trên con người lại tiếp tục hướng đến những mục tiêu cao siêu vĩ đại hơn đó là đạt được sự bất tử và sống trong hạnh phúc. Những điều tưởng chừng như hão huyền vào những thế kỷ trước nhưng nay chúng ta có thể mơ về chúng như một hiện thực chắc chắn.
Tiếp đến tác giả đưa ra 3 khái niệm: THẦN LINH – CON NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT – AI.
Từ thuở xa xưa, trước khi biết đến khoa học công nghệ con người gắn liền với thiên nhiên. Cho đến tận những thế kỷ 18 trở về trước thì nền nông nghiệp vẫn là chủ đạo trong thế giới loài người. Những hiện tượng tự nhiên rất đỗi bình thường như hạn hán, lũ lụt, lở tuyết, nạn đói, bệnh dịch,… con người đều quy hết tại thần linh, tại con người đã làm gì đó để các vị thần phật ý và trừng phạt. Họ lấy thần linh là trung tâm của vũ trụ. Đó là câu truyện của các thế kỷ trước. Cho đến thế kỷ thứ 19 trở về đây. Con người được lấy làm trung tâm – khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ để giải mã cho những hiện tượng mà người xưa cho là do thế lực siêu hình gây ra. Họ đủ tự tin để tuyên bố rằng khoa học sẽ bao trùm tất cả, bác bỏ các thuyết tâm linh và các tư tưởng tôn giáo cũng như các đạo. Và khi giới khoa học phát triển như vũ bão thì con người dần đạt đến đỉnh cao công nghệ đó là phát triển AI.
LINH HỒN VÀ ADN.
Một thuyết khác được xây dựng trong sách đặt ra câu hỏi: Liệu con người có linh hồn không hay chỉ có những chuỗi ADN? Phe khoa học hiện đại bác bỏ sự có tồn tại của linh hồn, ngược lại giới tôn giáo lại khăng khăng cho rằng mỗi con người đều có hồn và con người chỉ là nơi để linh hồn trú ngụ.
Bây giờ hãy cùng đảo qua một chút về thực tại.
VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN.
Tác giả cho rằng có 5 khái niệm về CNNV cụ thể là:
Chính trị nhân văn: Cử tri đi bầu cử là người biết rõ nhất mình muốn bầu cho ai.
Kinh tế nhân văn: Khách hàng luôn đúng.
Mỹ học nhân văn: Vẻ đẹp nằm trong mắt người nhìn.
Đạo đức nhân văn: Nếu thích cứ làm.
Giáo dục nhân văn: Nghĩ cho bản thân.
Cần phải nói chủ nghĩa nhân văn dựa trên nền tảng của chủ nghĩa tư bản. Ở đây tác giả muốn đề cao chủ nghĩa tự do của mỗi người thông qua 5 khái niệm này để cho thấy xã hội loài người đã tiến tới sự phát triển nào. Sự so sánh của tác giả giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội là có cơ sở và xét trên nhiều phương diện thì rõ ràng tư bản ăn đứt cộng sản. Có thể hiểu nôm na là CNXH mang tính tập trung và giải quyết mọi việc có phần cảm xúc, còn CNTB mang tính cá nhân và có phần đề cao tính tự do cá nhân hơn là bị o ép, giải quyết công việc theo đúng luật đề ra (như một cỗ máy mà ở phần sau các bạn sẽ hiểu rõ hơn).
Trích 1 câu trong sách: “Thẩm quyền và ý nghĩa đến từ sự trải nghiệm của con người, cả đảng và công đoàn đều do con người tạo nên và quyết định để hóa giải khổ đau của con người nhưng các cá nhân phải nghe theo đảng và công đoàn hơn là cảm xúc của riêng mình.”
CHO ĐẾN MỘT XÃ HỘI TƯƠNG LAI.
Thứ mà tác giả muốn truyền tải đến chúng ta đó là thuyết con người là những thuật toán, bộ não là quá trình sinh hóa và hành động của chúng ta là hệ quả của quá trình đó. Nghe có vẻ khó tin phải không? Thú thật đến ngay cả tôi cũng không thể tin và có lẽ cũng không muốn tin vào điều này.
Cụ thể tác giả cho rằng tất cả sinh vật là những thuật toán của vũ trụ, có nghĩa là những hành vi của con người đều cấu thành từ những phương trình phức tạp mà bộ não là 1 siêu máy tính có khả năng lưu trữ hàng tỷ dữ liệu cùng lúc. Trong thế giới tương lai mà tác giả vẽ ra AI hay Internet sẽ kết nối tất cả mọi thứ lại với nhau và AI sẽ làm chủ con người. Tất nhiên là không phải theo kiểu thống trị tàn ác mà từ những điều nhỏ nhặt qua những thuật toán mà chỉ có máy móc mới có khả năng tổng hợp lại để đưa ra phát xét hợp lý, giúp cho ta biết mình muốn gì trước khi ta hiểu bản thân muốn gì.
Tôi thấy việc AI hiểu con người muốn gì dựa vào thuật toán không quá khó hiểu khi mà hàng ngày nó vẫn diễn ra với chúng ta qua những nút cảm xúc trên facebook hay những thông tin cá nhân trên Google. Chúng ta đã vô tình bị kiểm soát và thu thập thông tin cá nhân mà ko hề biết. Nhưng dĩ nhiên nó chưa phải là tất cả nếu chúng ta mở cánh cổng cuối cùng là sự tự do, quyền riêng tư để đánh đổi lấy một siêu cuộc sống khi mà tất cả con người cùng hòa làm một, sáp nhập lại với máy móc hay nói cách khác là Internet vạn vật. AI khi đó sẽ thay loài người vận hành thế giới, khi đó thì vị thế của loài người sẽ như những loài vật hiện nay.
KHI DỮ LIỆU LÀ MỘT LOẠI TÔN GIÁO.
Khoa học và tôn giáo, hai thứ tưởng chừng như đối nghịch nhưng lại bổ trợ cho nhau. Khi mà khoa học dựa trên nhưng quy chuẩn đạo đức của tôn giáo để phát triển và ngược lại tôn giáo cũng nhờ khoa học để phần nào định hướng được con đường của mình! Ví dụ như khoa học có thể sáng tạo ra những thiết bị thay đổi suy nghĩ tư duy của con người, sử dụng chúng cho những mục địch xấu xa và đưa sản phẩm đó vào đời sống thì đạo đức tôn giáo sẽ ngăn cản con người làm việc đó. Ngược lại khoa học giúp cho tôn giáo hiểu ra rằng không có thần linh nào có thể giúp con người trong nông nghiệp (sản xuất thu hoạch lúa, chăn nuôi bò, gà, cừu,…), vì trước đây hễ mà công việc hay thời tiết gặp vấn đề con người sẽ cho rằng do thần linh trừng phạt. Nhưng khoa học hiện đại đã chứng minh rằng tất cả đơn giản chỉ là quy luật tự nhiên.
Con người chỉ là những dữ liệu không hơn trong vũ trụ. Tôi không thích việc tác giả so sánh con người với động vật (mặc dù thuyết Darwin là thế). Tác giả cho rằng con người là một loại dữ liệu thuật toán cao cấp gấp nhiều nghìn lần so với loài gà, chó sói,… Chính vì vậy những gì con người đạt được ngày nay chẳng qua là do hệ dữ liệu cao cấp hơn, quá trình xử lý tinh vi hơn. Trong tương lai, viễn cảnh đồng bộ “dữ liệu” sẽ xảy ra, nói cách khác, tất cả vạn vật sẽ kết nối với nhau tạo thành một hệ thống siêu cấp, siêu tinh vi. (Nghe giống Lucy ghê ~~~)
Tôi biết sau khi gấp quyển sách này lại nhiều người sẽ cho rằng đây là một cuốn sách cổ tích hoang đường nhưng thử nghĩ mà xem khi loài người ở thế kỷ 18 vẫn có đến 90% gắn liền với nền nông nghiệp lạc hậu có ai nghĩ rằng sẽ có những tivi, smart phone hay Internet? Thời đó nếu nhắc đến những thứ ấy sẽ bị quy là phù thủy hay thứ gì đó đại loại thế. Nhưng đây là thế kỷ 21, dựa trên những cơ sở khoa học và nhiều trải nghiệm thực tế thì ta hoàn toàn có thể tin vào điều đó. Tin vào cái tương lai không xa rằng AI sẽ thay con người làm chủ thế giới.
Tuy vậy nhưng cuốn sách cũng có những luận điểm khiến tôi cảm thấy chưa hợp lý như định nghĩa về thuật toán. Thực sự thì đây là khái niệm khó tin nhất trong các thuyết về tương lai thế giới. Có thật cảm xúc của con người cũng chỉ là những thuật toán mà bộ não tạo ra qua những phản ứng sinh hóa? Rằng con người hành động theo chế độ đã có sẵn từ những phản ứng đó chứ không phải do cảm xúc hay những thứ gì mà chúng ta tin là chỉ có con người mới có cấu thành? Liệu con người sẽ dần trở nên lạnh lùng vô cảm như những cái máy và phát triển theo cái hướng mà chủ nghĩa tư bản đang đi? Phải chăng con người không có linh hồn mà chỉ là sản phẩm tưởng tượng của vũ trụ hay một thế lực ngầm nào đó đang điều khiển chúng ta? Giống như trong các trò chơi điện tử?
Dù có muốn phát triển cỡ nào đi chăng nữa thì cảm xúc vẫn là thứ quý giá thiêng liêng nhất của con người. Trải qua nhiều năm phát triển, thứ cảm xúc ấy đã lột xác dần trở nên tốt đẹp hơn. Ít ra là cho tới hiện tại. Việc đánh đổi lấy “thế giới mới tươi đẹp” mà con người hằng mong ước có lẽ là cái giá quá đắt. Từ bỏ cảm xúc cao quý để đổi lấy những thành tựu vĩ đại, liệu cái giá ấy có đáng không? Con người vô tình mắc phải một chứng bệnh đó là sự tham lam, có thể nói là vậy. Không bao giờ hài lòng với những gì mình có, luôn muốn tốt và tốt hơn nữa mà không nhận ra rằng bàn tay vô hình ấy đang vô tình bóp chết chính mình!
Nguồn https://sachnhanam.com/reviews-cua-doc-gia/review-homo-deus-luoc-su-tuong-lai-yuval-noah-harari/
Đánh giá của độc giả