Banner header
Gọi ngay Mua ngay Tư vấn

Tập Tản Văn: Hà Nội Nhớ Thương Của Tôi - Quan Thế Dân (SDV)

Tập Tản Văn: Hà Nội Nhớ Thương Của Tôi - Quan Thế Dân (SDV)
Hà Nội Nhớ Thương Của Tôi là một hành trình đầy xúc cảm qua từng góc phố, từng mái nhà, và từng giai đoạn lịch sử của thủ đô Hà Nội. Cuốn sách là hồi ký sống động của tác giả Quan Thế Dân, kể lại những ký ức tuổi thơ, những biến cố lịch sử và xã hội đã làm nên diện mạo một Hà Nội đa sắc màu. 
Không chỉ dừng lại ở những khung cảnh và câu chuyện của thành phố, tác giả còn mang đến những kỷ niệm thân thương với gia đình: những bữa cơm giản dị bên bếp lửa, những buổi chiều cùng cha mẹ dạo quanh Hồ Gươm, hay tiếng cười trẻ thơ vang lên trong ngôi nhà nhỏ. Tác phẩm đặc biệt chạm đến trái tim người đọc qua cách kể chuyện mộc mạc, giàu cảm xúc. 
Đây không chỉ là cuốn sách dành cho những ai yêu mến Hà Nội mà còn là tư liệu quý giá để hiểu sâu hơn về tâm hồn và bản sắc của vùng đất ngàn năm văn hiến.
 

Cuốn sách Hà Nội Nhớ Thương Của Tôi phù hợp với ai

  • Những ai yêu quý và quan tâm đến lịch sử, văn hóa Hà Nội.
  • Các thế hệ trẻ mong muốn hiểu hơn về cuộc sống đô thị qua từng giai đoạn lịch sử.
  • Những ai mong muốn tìm kiếm cái nhìn độc đáo về một Thăng Long đã trải qua biết bao biến cố.

Cuôn sách Hà Nội Nhớ Thương Của Tôi có gì đặc biệt

  • Hồi ký sâu lắng: Tác giả kể lại những ký ức thời thơ ấu, những âu lo và hớn hở khi chứng kiến sự thay đổi của quê hương.
  • Phân tích lịch sử và văn hóa: Cuốn sách giải thích những địa danh, câu chuyện và con người liên quan đến Hà Nội qua từng giai đoạn.
  • Cảm xúc mộc mạc: Từ những trải nghiệm cá nhân, tác giả đã mang đến cái nhìn độc đáo về Hà Nội, làm phong phú góc nhìn cho người đọc.
  • Cá tính riêng của tác giả: Quan Thế Dân có phong cách viết chân thực, đầy chất thơ và giàu cảm xúc. Ông không ngần ngại chia sẻ những quan điểm riêng, ký ức riêng tư, từ những phút giây lặng lẽ bên góc phố đến những cuộc trò chuyện đầy triết lý về cuộc đời. Văn phong của ông hòa quyện giữa nét cổ kính của Hà Nội và sự nhạy bén của một người quan sát tinh tế, tạo nên một giọng kể vừa gần gũi vừa sâu sắc.
     

Trích đoạn sách Hà Nội Nhớ Thương Của Tôi
“Phố Hàng Gai thì bán dây gai, dây thừng. Nhưng về sau phố chủ yếu bán giấy bút và sách vở, có lẽ vì con phố nằm trên cửa ngõ dẫn tới Trường Thi (Tràng Thi). Mặc dù Hà Nội có phố Hàng Giấy, chuyên bán giấy, phố này nằm cuối chợ Đồng Xuân. Bút thì bán ở phố Hàng Bút (đoạn cuối phố Thuốc Bắc bây giờ). Nhưng các thầy khóa về Hà Nội đi thi cứ thích mua giấy bút ở phố Hàng Gai, cho tiện, hoặc có lẽ vì con gái phố Hàng Gai ăn nói nhẹ nhàng, khéo léo. Nhiều mối tình nên thơ đã nảy sinh giữa thầy khóa ở quê lên với cô gái con nhà phố.


... Nhà phố cổ Hà Nội có kết cấu chung là nhà hình ống gian ngoài cùng là cửa hàng buôn bán, rồi đến kho hàng, qua một cái sân mới đến nhà ở, sau cùng là nhà bếp và vệ sinh. Nhà thường một tầng, nếu có hai tầng thì là gác gỗ, với những xà gỗ lim to đùng. Về sau thời Pháp sang thì có một số xây nhà theo lối mới, kết cấu bê tông, nhưng cũng chỉ lên đến ba tầng, mái ngói.” (Trích Chuyện về nhà ở của Hà Nội)
“Nhớ về Hà Nội thời bao cấp nghèo đói xác xơ, chìm trong màu xám của mùa đông. Hà Nội chỉ bừng lên chút nắng ấm áp, chút hào quang cũ khi Tết về. Ngày xưa mọi người đều rất tự nhiên gọi là Ăn Tết. Cả năm tích góp, nhặt nhạnh cái ngon để dành đến Tết. Trẻ con có đòi cái gì, bố mẹ đều trả lời để đến Tết sẽ mua cho. Tết với trẻ con là một ngày hội chói lòa ánh sáng, một thứ gì đó vô cùng hấp dẫn, không thể tả thành lời." (Trích Tết nghèo)
"Một đặc trưng chơi hoa của người xưa là chơi cây đang sống. Hoa được trồng trong vườn hoặc trong chậu ở hiên nhà. Hoa ngọc lan, hoa ngâu, hoa nhài trồng trong vườn. Hoa sen, hoa lan trồng trong chậu. Củ thủy tiên được ngâm trong bát. Các cụ chăm sóc hoa như chăm nom người bạn tâm giao. Chỉ có một số ít hoa mới bị ngắt cành đem xuống, thường là để cúng. Như hoa huệ cắm bình, hoa hồng, ngọc lan bày lên đĩa cúng ban thờ.” (Trích Hoa thủy tiên)


“Thế hệ trẻ ngày nay khi nghe chúng tôi kể những chuyện ngày xưa chắc sẽ kinh ngạc: tại sao hồi đó khổ thế, vô lý thế mà các thế hệ thầy thuốc trước kia vẫn chịu được, tại sao cũng là làm thêm kiếm sống thì không làm thêm bằng chính nghề của mình mà phải làm nghề khác rồi phải bòn mót từng mẩu gỗ vụn. Bản thân tôi cũng nhiều khi tự tìm cách lý giải về sự chịu đựng này. Các nhà lý luận sẽ có những giải thích sâu xa, còn tôi bằng trực quan, tôi thấy rằng ở cái thời đó suy nghĩ còn ấu trĩ lắm, mù quáng lắm, nên nhiều khi tự làm khổ mình và làm khổ nhau.” (Trích Bác sĩ làm thêm)


“Có bạn nhắn tin tâm sự với tôi về phương pháp nuôi dạy con cái làm tôi lúng túng. Trước hết con tôi cũng không phải có thành tích gì quá cao siêu, mà cũng giản dị như bao bạn bè cùng trang lứa. Thứ hai là tôi cũng không có phương pháp đặc biệt gì ngoài việc mà tôi đã có lần trình bày: khen ngợi và khen ngợi. Luôn luôn khen ngợi con, từ những thành tích nhỏ nhất, làm con luôn có sự tự tin, không bao giờ so sánh con mình với con nhà người ta. 
Còn việc nữa là thái độ sống tích cực. Bạn cần nêu gương về thái độ làm việc, có say mê không, có trung thực không, có lương thiện không. Rồi từ đó con tự khắc làm theo. Nếu bạn ngoài miệng vẫn ép con đi học, nhưng bạn cứ mở miệng ra là nói xấu thầy cô, chê bai ngành giáo dục... thì con bạn khó mà học giỏi được. Tôi chưa bao giờ chê bai gì ngành giáo dục nước nhà cũng như chưa bao giờ nói xấu một thầy cô nào. Thật ra tôi cũng không quan tâm lắm tới các tranh luận về cải cách giáo dục. Với tôi giáo dục của mỗi gia đình mới là quan trọng nhất. Tôi tin là con tôi dù sống ở chế độ nào thì vẫn học tốt.” (Trích Đưa con đi thi)
 

Thông tin tác giả Quan Thế Dân
Quan Thế Dân Tiến sĩ, bác sĩ Quan Thế Dân sinh năm 1960. Quê quán Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1983, từng công tác điều trị và giảng dạy tại TP. HCM và Hà Nội, sau khi nghỉ hưu hiện làm việc ở Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành - Thanh Hóa. Tác phẩm đã xuất bản: Nhật ký giữa tâm dịch Covid-19 (Nxb Y học, 2021) Nhiều bài trên các báo Sức khỏe và Đời sống, VnExpress, Dân Trí, Tuổi Trẻ...

Xem thêm Rút gọn

Đánh giá của độc giả

Hãy đánh giá Tập Tản Văn: Hà Nội Nhớ Thương Của Tôi - Quan Thế Dân (SDV) để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!
0/5
(0 đánh giá)
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Gửi đánh giá của bạn

Đánh giá

Tập Tản Văn: Hà Nội Nhớ Thương Của Tôi - Quan Thế Dân (SDV)

Tập Tản Văn: Hà Nội Nhớ Thương Của Tôi - Quan Thế Dân (SDV)

Giá bán: 76.500đ 85.000đ Tiết kiệm: 8.500đ -10%

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng