Banner header
Gọi ngay Mua ngay Tư vấn

Trường Pháp Tại Việt Nam 1945-1975: Từ Sứ Mạng Khai Hóa Đến Ngoại Giao Văn Hóa

Giá bán: 199.200đ 249.000đ Tiết kiệm: 49.800đ -20%

Khuyến mãi & ưu đãi

  • Đổi trả sản phẩm trong 14 ngày
  • Giao hàng toàn quốc trong từ 2-3 ngày
  • Freeship đơn trên 500K

100% sách bản quyền

Đổi trả miễn phí*

TRƯỜNG PHÁP Ở VIỆT NAM 1945 - 1975 

Từ sứ mệnh khai hóa tới ngoại giao văn hóa 

“Di sản cơ bản nhất mà nền giáo dục thuộc địa để lại là sự tiếp nhận chữ Quốc ngữ của người Việt, tạo nên một nền báo chí và văn chương phong phú và đa dạng” 

- Trích Trường Pháp ở Việt Nam 1945-1975, chương 1

 

 

Từ năm 1945 đến 1975, có hàng chục ngàn thanh thiếu niên Việt Nam ngồi trên ghế nhà trường tại các trường trung học Pháp ở Việt Nam. Rất nhiều người trong số họ khi trưởng thành đã trở thành những con người thành đạt, hay nổi tiếng trong lĩnh vực của mình, như nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận hay nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tuy nhiên, các nghiên cứu giáo dục đa phần “lãng quên” hệ thống trường Pháp sau năm 1945. Để làm sống lại thiên truyện về nền giáo dục Pháp tại Việt Nam trong ba thập niên bản lề của lịch sử đất nước này, tiến sĩ giáo dục Đại học Paris Descartes Nguyễn Thụy Phương đã cho ra mắt tác phẩm “Trường Pháp ở Việt Nam 1945-1975 - Từ sứ mệnh khai hóa tới ngoại giao văn hóa”

Bắt nguồn từ chính luận án tiến sĩ của tác giả, cuốn sách giới thiệu cô đọng những đặc điểm căn bản của giáo dục Đông Dương thuộc địa, giúp độc giả khám phá tiến trình ít nhiều bị cưỡng ép để biến “sứ mạng khai hóa” thành một thứ “Phái bộ văn hóa” và sau này là “áo choàng ngoại giao” của nhà nước. Trong sách cũng đính kèm rất nhiều lời chứng thu thập ở Việt Nam và Pháp, giúp tái dựng lại một thế giới học đường vào hồi đó, cũng như những chuyển biến trong tâm lý và hệ giá trị của học sinh trường Pháp hậu 1945.

 

 

CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO AI:

  • Người thích nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời Pháp
  • Độc giả thích tìm hiểu về lịch sử giáo dục của Việt Nam thời pháp, các trường Pháp ở Việt Nam
  • Sinh viên học ngành Sử, Văn hóa

 

 

TRÍCH ĐOẠN HAY:

“Di sản cơ bản nhất mà nền giáo dục thuộc địa để lại là sự tiếp nhận chữ Quốc ngữ của người Việt, tạo nên một nền báo chí và văn chương phong phú và đa dạng. Trên phương diện sư phạm, giáo dục thuộc địa đưa những môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật vào chương trình, mở ra cánh cửa văn hóa, văn chương và triết học ngoài khuôn khổ Khổng giáo và kiến thức nghệ thuật cũng vượt khỏi khuôn khổ Á châu”

“Những ai du học ở Pháp quốc trở về đều chung một suy nghĩ những giá trị đang thịnh hành ở chính quốc đều bị mất giá trên chính xứ sở của họ. Học sinh Đông Dương phải tự ý thức được sự bất công về một nền giáo dục ca tụng tự do cá nhân và tinh thần phản biện, trong khi đó việc biểu đạt những giá trị này tại Đông Dương thì sớm muộn sẽ bị trấn áp, ngay cả trên ghế nhà trường. Một bộ phận của thế hệ này, mà nhà xã hội học Trịnh Văn Thảo gọi là “Thế hệ 19252”, sẽ làm cho hàng ngũ theo phái quốc gia, cộng sản và trotskyste đông đảo lên. Vì không còn đủ kiên nhẫn về một cuộc cải tổ thuộc địa giản đơn nên trong cuộc đấu tranh, họ huy động và vận dụng những kỹ năng và kiến thức tiếp thu được từ nhà trường Pháp”

 

 

 

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA:

“Công trình này làm sáng tỏ những số phận, những tuổi thơ, những khám phá và những phát kiến mới về bản sắc, và cả những lập trường phức tạp thường trái chiều so với những gì mà độc giả có thể mong đợi. Cuốn sách mở ra một thế giới cosmopolite và đứt gãy, những tuổi thơ di trú từ Bắc vào Nam, rồi ra ngoại quốc, những đường đời zigzag. Chúng ta có thể nghĩ rằng thế giới đó đã biến mất nếu như nó không để lại dấu ấn sâu đậm lên nhiều thế hệ và nhất là nó vẫn còn thời sự trong thế giới đầy biến chuyển ngày nay.”

- Eric Jennings, Giáo sư Sử học, Đại học Toronto

 

“Cuốn sách này của một nhà nghiên cứu trẻ tài năng đã cho thấy trong một thế giới bị đảo lộn bởi giải thuộc địa, giáo dục nằm ở tâm điểm của những toan tính chính trị, ngoại giao, văn hóa và sự gìn giữ bản sắc. Một câu chuyện đáng để khám phá và suy ngẫm ở kỷ nguyên toàn cầu hóa.”

- Rebecca Rogers, Giáo sư Lịch sử, ĐH Paris Descartes, Sorbonne Paris Cité


ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ

Nguyễn Thụy Phương là tiến sĩ giáo dục của Đại học Paris Descartes, chuyên về lịch sử giải thực dân hóa, giáo dục thuộc địa và thuộc địa. Hiện cô là giám đốc Vietnam Education Symposium, thuộc tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu và là chuyên gia trong các dự án về lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Pháp. 

Tác phẩm tiêu biểu:

  • Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa (2020)
  • Trường Pháp ở Việt Nam 1945-1975: Từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa (2022)
Xem thêm Rút gọn

Đánh giá của độc giả

Hãy đánh giá Trường Pháp Tại Việt Nam 1945-1975: Từ Sứ Mạng Khai Hóa Đến Ngoại Giao Văn Hóa để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!
0/5
(0 đánh giá)
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Gửi đánh giá của bạn

Đánh giá

Trường Pháp Tại Việt Nam 1945-1975: Từ Sứ Mạng Khai Hóa Đến Ngoại Giao Văn Hóa

Trường Pháp Tại Việt Nam 1945-1975: Từ Sứ Mạng Khai Hóa Đến Ngoại Giao Văn Hóa

Giá bán: 199.200đ 249.000đ Tiết kiệm: 49.800đ -20%

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng