Banner header
Gọi ngay Mua ngay Tư vấn

DUYÊN - Hiện Thực, Trừu Tượng, Thiền Họa

Giá bán: 1.500.000đ

Khuyến mãi & ưu đãi

  • Cuốn sách giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm của họa sĩ Trần Phúc Duyên người họa sĩ thuộc thế hệ sau cùng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nhưng có một cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo khác biệt so với các nghệ sĩ cùng thời.
  • Sách in bìa cứng bồi dày 1,8 mm, tờ gác in giấy Mỹ thuật Modigliani IC 150 gsm, ruột in 4 màu trên giấy Cmatt 120 gsm
  • Cuốn sách có một tiếng nói độc lập, với một ngôn ngữ tạo hình mới mẻ, đóng góp vào bản hòa ca nhiều cung bậc trong quá trình phát triển của nghệ thuật sơn mài Việt Nam.
  • Sách in giới hạn 550 cuốn
  • Miễn phí vận chuyển

100% sách bản quyền

Đổi trả miễn phí*

THƯỜNG ĐƯỢC MUA CÙNG

Đang xem: DUYÊN - Hiện Thực, Trừu Tượng, Thiền Họa 1,500,000₫ Đi Vẽ - Nhật Ký Hội Họa 2014 Của Trịnh Lữ - Omega + 144,000₫ Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa - Trịnh Lữ 399,200₫

DUYÊN - Hiện Thực, Trừu Tượng, Thiền Họa

I.GIỚI THIỆU

"DUYÊN: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa" giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm của họa sĩ Trần Phúc Duyên (1923–1993) – người họa sĩ thuộc thế hệ sau cùng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nhưng có một cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo khác biệt so với các nghệ sĩ cùng thời.

20241217_Sq0KbSH8.jpg

II.NỘI DUNG

Trần Phúc Duyên sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình thuộc tầng lớp giàu có của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Sau khi tốt nghiệp Trung học, ông chọn học Khoa Sơn mài của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương để nuôi dưỡng đam mê của mình, có lẽ một phần vì bộ môn này gần với công việc kinh doanh xưởng gỗ của gia đình, một phần vì nghệ thuật vẽ tranh sơn mài lúc bấy giờ ở Việt Nam đã phát triển đến độ cực thịnh, để rồi kể từ đó bộ môn nghệ thuật này đã gắn bó cùng ông đến hết phần đời còn lại, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng tại Thụy Sĩ, năm 1993.
Ông sống trên đời 70 năm, thì 50 năm ông dành trọn cho nghệ thuật sơn mài, mặc dù có đến 40 năm ông sinh sống tại nước ngoài. Khác với một số nghệ sĩ xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng thời và cùng di cư sang châu Âu, Trần Phúc Duyên không lập gia đình và chọn dâng hiến gần như trọn đời mình cho nghệ thuật sơn mài và những đề tài thấm nhuần tâm hồn Việt. Sự thiếu thốn về vật liệu khi sinh sống ở nước ngoài không làm ông chùn bước, mà ngược lại, thúc đẩy ông nghiên cứu, tìm tòi, và thử nghiệm với những chất màu và kỹ thuật mới. Ông kết hợp kỹ thuật và cảm quan nghệ thuật của cả phương Đông và phương Tây, qua đó tạo cho mình một hệ phái sơn mài rất riêng.

20241219_jg42xCFp.jpg
20241218_DgKC4WWA.jpg


Giám tuyển nghệ thuật Ace Lê nhận định:

“Trần Phúc Duyên là một trong những danh họa sơn mài quan trọng nhất tốt nghiệp từ Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông là người đầu tiên khéo léo hòa quyện cả hội họa hàn lâm của Tây phương và lối vẽ thủy mặc văn nhân họa của Đông phương, đem bày lên mặt tranh sơn mài Việt. Sau nửa thế kỷ miệt mài nghiền ngẫm và thực hành, họa sỹ đã chắt lọc ngôn ngữ thị giác từ tạo hình trang trí xuống còn trừu tượng tối giản, thông qua đó nâng tầm biểu đạt của sơn mài Việt lên cùng đẳng cấp với sơn dầu phương Tây.”


Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Trần Phúc Duyên như một người lữ hành lặng lẽ đầy nội tâm. Trong sự nghiệp của ông, chúng ta có thể nhận ra ba lối tranh rõ rệt: phong cách Đông Dương: chủ yếu là tranh phong cảnh và sinh hoạt đặc trưng của văn hóa Việt Nam; càng về sau thì thiên về tranh Thiền họa có biểu tượng, cuối cùng là tranh Trừu tượng tối giản thuần túy. 


Nhà nghiên cứu, phê bình nghệ thuật Phan Cẩm Thượng đã viết:

“… Họa sĩ thì thiền bằng chính hội họa của mình. Nếu chỉ theo đuổi lối hội họa sơn mài phong cảnh thì phong cách Trần Phúc Duyên cũng chỉ dừng lại ở những điểm chung của dòng tranh Đông Dương. Nhưng ông đã rẽ sang hướng khác, không phải vì muốn khác biệt hay hay hơn, mà vì toàn bộ những gì ông trải qua, cuộc sống thực tại của chính ông đưa ông đến Trừu tượng và Thiền họa…”.


Cuốn sách này ra đời sau 6 năm chuẩn bị bởi hai nhà sưu tập Phạm Lê (Phạm Quốc Đạt và Lê Quang Vinh) nhờ vào một cơ duyên tình cờ phát hiện ra “kho báu” các tác phẩm đồ sộ của ông đã bị lãng quên ở một nơi xa xôi, tại Lâu đài Bảo tàng Jegenstorf, ngoại ô thủ đô Bern, Thụy Sĩ, nơi ông sống và làm việc từ năm 1968 cho đến khi qua đời năm 1993. Toàn bộ tranh sơn mài, phác thảo, tài liệu, giấy tờ, sổ sách ghi chép của ông được đóng thùng và lưu tại kho của lâu đài này cho đến khi được phát hiện và trao trả lại cho gia đình ông ở Pháp. Sau đó bộ sưu tập được hai nhà sưu tập Phạm Lê biết đến và mua trọn bộ các tác phẩm của ông để nó không bị chia nhỏ, đồng thời lên kế hoạch cho việc hồi hương để giới thiệu di sản nghệ thuật đặc biệt của Trần Phúc Duyên với công chúng Việt Nam. Cuốn sách này ra đời vì lý do đó.

Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng và đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên – từ thời kỳ còn là học sinh của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tới khi mở xưởng sơn mài tại Hà Nội rồi di cư sang Pháp và Thụy Sỹ, cùng những đánh giá sâu sắc về nghệ thuật sơn mài của ông trong tương quan phát triển của nghệ thuật sơn mài Việt Nam của nhà nghiên cứu mỹ thuật Quang Việt và Phan Cẩm Thượng. 100 tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên trong các bộ sưu tập tại Pháp, Thụy Sỹ, Ý và Việt Nam đã được chọn lọc kỹ lưỡng để độc giả có thể hình dung được sự phát triển về phong cách, đề tài sáng tác và ngôn ngữ nghệ thuật rất riêng của họa sĩ.

Sách được in màu toàn bộ trên giấy Cmatt 120 gsm, khổ in 24.5 x 31 cm để đảm bảo thể hiện đúng nhất màu sắc chân thật của tác phẩm. 
Xuất bản nhân dịp kỷ niệm 100 thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là Trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam), cuốn sách như một lời cảm tạ với họa sĩ Trần Phúc Duyên, người đã cả đời chung thủy với nghệ thuật sơn mài dù phải sống xa quê hương của “sơn ta”, không ngừng tìm tòi sáng tạo về chất liệu, đổi mới về phong cách để tạo ra một chỗ đứng riêng của mình. Các tác phẩm của ông có một tiếng nói độc lập, với một ngôn ngữ tạo hình mới mẻ, đóng góp vào bản hòa ca nhiều cung bậc trong quá trình phát triển của nghệ thuật sơn mài Việt Nam.

20241218_yLqR4Aup.jpg

Thông tin tác giả

-  Quang Việt là nhà nghiên cứu mỹ thuật với trên 30 năm công tác tại Nhà xuất bản Mỹ thuật và Tạp chí Mỹ thuật; là tác giả của nhiều đầu sách quan trọng về lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
-  Phan Cẩm Thượng là họa sĩ, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và phê bình văn hóa nghệ thuật có ảnh hưởng bậc nhất tại Việt Nam hiện nay. Ông viết nhiều tác phẩm quan trọng về nghệ thuật, mỹ thuật và văn hóa Việt Nam.
-  Phạm-Lê: là bút danh của hai nhà sưu tập, nghiên cứu độc lập về mỹ thuật Việt Nam Phạm Quốc Đạt và Lê Quang Vinh, với một số tiểu luận và phê bình đăng tải trên Tạp chí Mỹ thuật và các vựng tập của các nhà đấu giá quốc tế. 
-  Trần Tường Vân: Cháu gái họa sĩ

Xem thêm Rút gọn

Đánh giá của độc giả

Hãy đánh giá DUYÊN - Hiện Thực, Trừu Tượng, Thiền Họa để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!
0/5
(0 đánh giá)
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Gửi đánh giá của bạn

Đánh giá

DUYÊN - Hiện Thực, Trừu Tượng, Thiền Họa

DUYÊN - Hiện Thực, Trừu Tượng, Thiền Họa

Giá bán: 1.500.000đ

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng